Announcements

Quy định về xuất bản Tạp chí Y Dược học Cần Thơ số định kỳ

10/03/2023

THỂ LỆ GỬI BÀI ĐĂNG BÁO VÀ LỆ PHÍ GỬI BÀI

 

(Thể lệ gửi đăng bài báo áp dụng cho các bài báo bắt đầu đăng từ ngày 10/3/2023 theo Quyết định số 865/QĐ-ĐHYDCT Ban hành Quy định về xuất bản Tạp chí Y Dược học Cần Thơ số định kỳ)

 

Tạp chí Y Dược học Cần Thơ xuất bản được chia thành 3 chuyên mục:

- Bài báo nghiên cứu khoa học là kết quả công trình nghiên cứu khoa học có giá trị đã được triển khai nghiên cứu.

- Bài tổng quan y, sinh, dược học: phục vụ mục tiêu đào tạo liên tục trong lĩnh vực y, sinh, dược học; nhằm hệ thống hóa những kiến thức kinh điển và hiện đại.

- Thông tin cập nhật kiến thức mới về y, sinh, dược học trong nước và trên thế giới.

 

YÊU CẦU VỀ GỬI BẢN THẢO ĐĂNG TẠP CHÍ

 

Các công trình nghiên cứu khoa học đăng trên Tạp chí phải là bản thảo chưa được gửi đăng hoặc công bố trên bất kỳ tạp chí quốc gia hay quốc tế khác.

Bản thảo phải đúng quy định, nội dung và hình thức trình bày của từng dạng bài báo. Những bài báo không đúng quy cách hoặc có nội dung không phù hợp hay vi phạm bản quyền sẽ bị từ chối.

Tác giả có thể sử dụng mẫu bản thảo của tạp chí để chuẩn bị bài viết.

Tác giả điền đầy đủ thông tin và ký tên vào Bản cam kết về đạo đức nghiên cứu đối với bản thảo và được gửi cùng bản thảo.

Tác giả khi nộp bản thảo gửi kèm phiếu chấp thuận đạo đức nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học (IRB) phê duyệt.

Biên lai lệ phí đăng bài gửi cùng bản thảo.

Tác giả gửi bài viết trên Hệ thống gửi bài trực tuyến: https://tapchi.ctump.edu.vn.


CÁC YÊU CẦU VỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI BẢN THẢO

 

Bản thảo bài báo chỉ được chấp nhận khi được tác giả chịu trách nhiệm chính cam kết các nội dung sau: (a) Các nội dung của bản thảo chưa được đăng tải toàn bộ hoặc một phần ở các tạp chí khác; (b) Tất cả các tác giả đều có đóng góp một cách đáng kể vào quá trình nghiên cứu hoặc chuẩn bị bản thảo và cùng chịu trách nhiệm về các nội dung của bản thảo; (c) Tuân thủ các biện pháp đảm bảo đạo đức nghiên cứu (ví dụ thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu).

Tác giả chịu trách nhiệm trước Ban biên tập, công luận và những quy định liên quan của Việt Nam về các nội dung này.

 

HƯỚNG DẪN/YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI BÀI BÁO

 

1. Bài báo nghiên cứu khoa học (từ 5-7 trang)

Định dạng bài báo nghiên cứu khoa học: Tên bài báo, Tác giả và địa chỉ, Tóm tắt (Tiếng Việt - Tiếng Anh), Đặt vấn đề, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu, Bàn luận, Kết luận, Tài liệu tham khảo.

1.1. Tên bài báo

(Chữ in hoa, ngắn gọn, thể hiện được nội dung chính của bài báo, tránh từ viết tắt)

1.2. Tác giả và địa chỉ

Viết đầy đủ họ tên của tác giả, không ghi học hàm, học vị, chức danh.
Dùng chỉ số trên (số thứ tự) sau mỗi tên tác giả để chú thích địa chỉ.
Đánh dấu người chịu trách nhiệm bằng dấu *, cung cấp địa chỉ email.
Viết họ tên tác giả và địa chỉ công tác bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Cách ghi Email và địa chỉ công tác:
+Tác giả A1, Tác giả B2 và Tác giả C3*, thứ tự tác giả: Sắp xếp theo mức độ đóng góp từ nhiều đến ít, cách nhau bằng dấu phẩy. Tác giả đứng đầu tiên và tác giả liên hệ được mặc định là tác giả chính. (*) Tác giả chịu trách nhiệm liên hệ.
+ 1. Cơ quan X, 2. Cơ quan Y, 3. Cơ quan Z. Trong trường hợp tất cả các tác giả cùng cơ quan thì không cần đánh số.
+ *Email tác giả liên hệ. Ví dụ: *Email: C3@gmail.com

1.3. Tóm tắt

Phải nêu được tóm tắt tổng quan đối với vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và đối tượng nghiên cứu, các kết quả chính và kết luận của công trình. Tất cả những thông tin và số liệu được nêu trong tóm tắt đều phải hiện diện trong thân bài chính. Phần tóm tắt, được trình bày trước bài viết chính, khoảng 300-350 từ, và bằng hai thứ tiếng Việt và Anh. Từ khoá thể hiện được vấn đề chính mà nghiên cứu đề cập đến, khoảng 3- 5 từ hoặc cụm từ. Tóm tắt tiếng Anh phải được dịch sát nghĩa với tóm tắt tiếng Việt tương ứng, đúng ngữ pháp và phù hợp với văn phong khoa học.
Tóm tắt nghiên cứu tiếng Việt bao gồm các phần sau: Đặt vấn đề; Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Kết quả; Kết luận. Từ khoá.
Tóm tắt nghiên cứu tiếng Anh (Abstract) bao gồm các phần sau: Background; Objectives; Materials and methods; Results; Conclusion; Keywords.

1.4. Nội dung (gồm 5 phần chính và tài liệu tham khảo)

  I. ĐẶT VẤN ĐỀ

         Phải nêu được tóm tắt tổng quan đối với vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.

  II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

         Ngắn gọn song phải đủ thông tin để người đọc hiểu được quy trình nghiên cứu. Chỉ những quy trình mới, lần đầu thực hiện cần được mô tả chi tiết, trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo cho các quy trình nghiên cứu này. Phần này bao gồm 3 phần chính như sau:
        - Đối tượng (nhóm đối tượng, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ).
        - Phương pháp (bao gồm thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu và chọn mẫu, nội dung/chỉ số nghiên cứu, quy trình tiến hành nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu, nêu rõ Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học (IRB) đã phê duyệt đạo đức của nghiên cứu nếu vấn đề nghiên cứu đòi hỏi). Đối với các nghiên cứu lĩnh vực Dược, Xét nghiệm cần có mục hóa chất và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu.

  III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

           Hình, bảng, và biểu đồ được trình bày trực tiếp trong phần này, bao gồm tiêu đề, phần nhận xét ngắn gọn bên dưới. Các hình, bảng, và biểu đồ đánh số liên tiếp bắt đầu từ số 1 theo thứ tự xuất hiện, trình bày rõ ràng với các phần nhận xét, chú thích ngắn gọn bên dưới. Không nên trình bày những bảng biểu, biểu đồ quá đơn giản nếu có thể diễn tả bằng từ ngữ hoặc quá nhiều hàng và cột khó trình bày trong khuôn khổ kích cỡ trang của Tạp chí. Tổng số hình, bảng, biểu đồ tối thiểu là 3 và không nên quá 6 (đối với công trình nghiên cứu).
           Phần kết quả được trình bày phù hợp với câu hỏi/mục tiêu đặt ra, có thể trình bày theo từng đề mục.

  IV. BÀN LUẬN

           Chỉ bàn luận và những lý giải liên quan đến kết quả thu được. Các phần của Kết quả nghiên cứu và Bàn luận tương ứng mục tiêu.

  V. KẾT LUẬN

           Viết ngắn gọn, nêu những phát hiện chính rút ra từ kết quả nghiên cứu, không nên liệt kê lại các kết quả của công trình nghiên cứu. Viết thành 1 đoạn văn từ 5-7 dòng, không gạch đầu dòng.

  TÀI LIỆU THAM KHẢO (nên từ 10 đến 15 tài liệu tham khảo).

            Theo hướng dẫn trình bày trong quy định trích dẫn trong bài báo.

 

2. Bài Tổng quan (từ 10-15 trang)

Bài báo tổng quan tập trung trình bày một cách hệ thống những kết quả nghiên cứu đã thực hiện trước đó ở trong và ngoài nước về một chủ đề nhất định thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe từ đó đưa ra những nhận định về ưu, nhược điểm, xu hướng và triển vọng nghiên cứu của chủ đề đó trong thời gian tới.

Định dạng bài tổng quan: Tên bài báo, Tóm tắt (Tiếng Việt - Tiếng Anh), Đặt vấn đề, Nội dung tổng quan, Triển vọng nghiên cứu/ứng dụng lâm sàng; Kết luận, Lời cảm ơn (nếu có), Tài liệu tham khảo.

2.1. Tên bài báo

Ngắn gọn, súc tích nhưng phản ánh được chủ đề cần tổng quan, tránh từ viết tắt.

2.2. Tác giả và địa chỉ

Viết đầy đủ họ tên của tác giả, không ghi học hàm, học vị, chức danh.

Dùng chỉ số trên (số thứ tự) sau mỗi tên tác giả để chú thích địa chỉ.

Đánh dấu người chịu trách nhiệm bằng dấu *, cung cấp địa chỉ email.

Viết họ tên tác giả và địa chỉ công tác bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Cách ghi Email và địa chỉ công tác:

+Tác giả A1, Tác giả B2 và Tác giả C3* ,thứ tự tác giả: sắp xếp theo mức độ đóng góp từ nhiều đến ít, cách nhau bằng dấu phẩy. Tác giả đứng đầu tiên và tác giả liên hệ được mặc định là tác giả chính. (*) Tác giả chịu trách nhiệm liên hệ.

+ 1. Cơ quan X, 2. Cơ quan Y, 3. Cơ quan Z. Trong trường hợp tất cả các tác giả cùng cơ quan thì không cần đánh số.

+ *Email tác giả liên hệ. Ví dụ: *Email: C3@gmail.com

2.3. Tóm tắt

Nêu khái quát về chủ đề tổng quan; mục đích bài viết; cách thu thập, xử lý tài liệu tham khảo; xu hướng, triển vọng nghiên cứu và kết luận. Tóm tắt tiếng Anh phải được dịch sát nghĩa với Tóm tắt tiếng Việt tương ứng, đúng ngữ pháp và phù hợp với văn phong khoa học. Từ khóa: Sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa và liên quan trực tiếp đến chủ đề tổng quan. Số từ: Từ 3-6 cụm từ.

 2.4. Nội dung (gồm 3 phần chính, lời cảm ơn và tài liệu tham khảo)

   I. ĐẶT VẤN ĐỀ

           Nêu rõ vấn đề cần tổng quan và lý do dẫn dắt đến việc tổng quan chủ đề nghiên cứu này (dựa trên yêu cầu của thực tiễn; những hạn chế hoặc triển vọng của chủ đề nghiên cứu); nêu rõ ý nghĩa của việc tổng quan chủ đề nghiên cứu (Bài tổng quan này sẽ đóng góp gì cho việc định hướng trong chuyên ngành); quan điểm, cách tiếp cận của tác giả khi tổng quan vấn đề.

   II. NỘI DỤNG TỔNG QUAN

           Nội dung tổng quan có thể phân thành các tiểu mục, phân theo quan điểm và cách tiếp cận của tác giả. Có thể diễn giải bằng văn viết hoặc sử dụng dạng bảng, biểu, sơ đồ, hình ảnh do tác giả xây dựng mới hoặc trích dẫn theo tài liệu tham khảo. Chú ý việc ưu tiên những tài liệu được công bố trong thời gian gần nhất so với thời điểm viết bài tổng quan; cần nêu rõ những thành tựu và tồn tại trong mỗi tài liệu tham khảo. Hình ảnh, bảng biểu phải được trình bày theo đúng quy định của Tạp chí và được đặt đúng vị trí trong bài. Cần có ý kiến nhận định và chỉ ra xu hướng nghiên cứu về chủ đề đã tổng quan trong tương lai.

   III. KẾT LUẬN

           Nêu rõ bài tổng quan đã cung cấp được những thông tin gì. Có đạt được mục tiêu đề ra của bài tổng quan hay không. Triển vọng nghiên cứu tiếp về chủ đề đó như thế nào.

   LỜI CẢM ƠN(nếu có)

           Cảm ơn sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, đề tài, cơ quan và/hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện bài tổng quan này.

   TÀI LIỆU THAM KHẢO (nên từ 20 đến 30 tài liệu tham khảo)

           Theo hướng dẫn trình bày trong quy định trích dẫn trong bài báo.

 

3) Bài thông tin cập nhật y, sinh, dược học

Định dạng bài thông tin cập nhật y, sinh, dược học: Tên bài báo, Tác giả và địa chỉ, Tóm tắt (Tiếng Việt - Tiếng Anh), Đặt vấn đề, Giới thiệu ca bệnh, Bàn luận, Kết luận, Tài liệu tham khảo.

3.1. Tên bài báo

(Cần ngắn gọn nhưng thể hiện được nội dung chính của bài báo, tránh từ viết tắt)

3.2. Tác giả và địa chỉ

Viết đầy đủ họ tên của tác giả, không ghi học hàm, học vị, chức danh.

Dùng chỉ số trên (số thứ tự) sau mỗi tên tác giả để chú thích địa chỉ.

Đánh dấu người chịu trách nhiệm bằng dấu *, cung cấp địa chỉ email.

Cách ghi Email và địa chỉ công tác:

+Tác giả A1, Tác giả B2 và Tác giả C3* ,thứ tự tác giả: sắp xếp theo mức độ đóng góp từ nhiều đến ít, cách nhau bằng dấu phẩy. Tác giả đứng đầu tiên và tác giả liên hệ được mặc định là tác giả chính. (*) Tác giả chịu trách nhiệm liên hệ.

+ 1. Cơ quan X, 2. Cơ quan Y, 3. Cơ quan Z. Trong trường hợp tất cả các tác giả cùng cơ quan thì không cần đánh số.

+ *Email tác giả liên hệ. Ví dụ: *Email: C3@gmail.com

3.3. Tóm tắt

Cần thể hiện bối cảnh phát hiện trường hợp, giới thiệu sơ lược quá trình phát hiện, chẩn đoán, xử lý và kết quả điều trị của trường hợp bệnh. Tóm tắt được trình bày trong một đoạn văn và không quá 200 từ. Từ khoá: thể hiện được vấn đề chính mà nghiên cứu đề cập đến, khoảng 3-5 từ hoặc cụm từ.

3.4. Nội dung (gồm 4 phần chính và tài liệu tham khảo)

  I. ĐẶT VẤN ĐỀ

           Giới thiệu để độc giả hiểu rõ bối cảnh xã hội và bối cảnh lịch sử của ca bệnh, giúp độc giả biết rõ được lợi ích khi đọc được thông tin của ca bệnh.

  II. GIỚI THIỆU CA BỆNH

           Mô tả hoàn cảnh phát hiện ca bệnh, kế hoạch, quy trình quản lý và điều trị, kết quả điều trị.

  III.  BÀN LUẬN

           Không dài quá 2 trang đánh máy, trình bày những lý giải về hoàn cảnh phát sinh ca bệnh và kết quả thu được.

  IV. KẾT LUẬN

           Viết ngắn gọn, không nên liệt kê lại các kết quả của công trình nghiên cứu.

  TÀI LIỆU THAM KHẢO

           Theo hướng dẫn trình bày trong quy định trích dẫn trong bài báo (nên từ 7 đến 10 tài liệu tham khảo).

 

ĐỊNH DẠNG BÀI BÁO

 

1. Nội dung bài viết soạn thảo bằng tập tin Microsoft Word trên khổ giấy A4;

Page set up:
Page set up/paper/chọn: 19 x 26,5
Page set up/layout: Header: 1.3/ Footer 1.3
Page set up/Margins: Top: 2/bottom 2 Left: 1.8/ Right: 1.8

2. Bảng mã Unicode; Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 12, cách dòng đơn, canh đều

a) Tên đề tài nghiên cứu khoa học: Cỡ chữ 13, in hoa, đậm, đặt ở giữa;

b) Từ TÓM TẮT in đậm, canh trái, Paragraph before: 6pt; After: 6pt
Nội dung: dạng paragraph, chữ 11, in nghiên. Các đề mục in đậm (gồm Đặt vấn đề, Mục tiêu nghiên cứu, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, Kết quả, Kết luận….)
Từ ABSTRACT in đậm, canh trái, paragraph before: 6pt; After: 6pt 6/6,
Nội dung: dạng paragraph, chữ 11, in nghiên.Các đề mục in nghiên, in đậm (gồm Background; Objectives; Materials and method; Results; Conclusion; Keywords).

c) Tiêu đề các phần: chữ in đậm, đánh số la mã thứ tự từ I đến V; cỡ chữ 13, in đậm canh trái; Giữa các tiêu đề lớn I, II, III là paragraph 6/0, single/ canh lề trái.

d) Giữa các tiêu đề nhỏ 1.1, 1.2, 1.3 là paragraph 3/0, single, thục vào 1 table (1,27cm), (canh đều: paragraph/special/firstline/by1.27)

e) Nội dung toàn văn: single, chữ 12.

3. Canh lề: lề trái 3,5 cm, lề phải 2,5 cm, lề trên 3 cm, lề dưới 3 cm;

4. Bảng biểu: nội dung chữ 11, viết thường không in đậm tiêu đề. Tên bảng chữ 12 viết thường, không in nghiên, canh lề trái.
Độ dài bảng kéo dài ngang toàn trang. (table tool/layout/autofit/ autofitwindow).
Lập lại tiêu đề bảng nếu nội dung nằm 2 trang.
Khoảng cách giữ bảng và tên bảng: before: 3 pt; After: 3 pt

5. Nội dung tài liệu tham khảo: cỡ chữ 11, canh đều;

6. Đánh số trang: đánh ở giữa trang, bên dưới của bài viết;

7. Trang đầu của bài viết phải có các phần như: tên bài viết, tên của tác giả (hay nhóm tác giả), nơi công tác, địa chỉ, số điện thoại và email của nhóm tác giả, thầy hướng dẫn (nếu có). Bài viết cần đánh dấu tác giả chịu trách nhiệm chính của bài viết.

  QUY ĐỊNH HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

 

1. Hình ảnh, bảng biểu

Trình bày rõ và dễ đọc; bảng có không quá 7 cột số liệu.

Bảng, hình được đánh số theo số thứ tự, ví dụ: Bảng 1, Bảng 2,...; Hình 1, Hình 2,…

Tựa bảng nằm phía trên bảng, canh trái, in đậm, viết hoa chữ cái đầu tiên, không có dấu chấm ở cuối tựa.

Tựa hình nằm phía dưới hình, canh giữa, in đậm, viết hoa chữ cái đầu tiên, không có dấu chấm ở cuối tựa.

Trích dẫn nguồn nếu sử dụng bảng/hình từ tài liệu khác. Nguồn trích dẫn được đặt dưới cùng của bảng/hình, trong ngoặc đơn, in nghiêng.

Ảnh được đưa vào đúng chỗ hình minh họa và gửi kèm theo ảnh gốc (định dạng .JPEG, độ phân giải ít nhất 300 dpi). Hình trích từ các báo cáo khác phải ghi chú nguồn và tác giả bài viết chịu trách nhiệm xin phép sử dụng hình của tác giả khác (nếu có).

2. Đơn vị đo lường

a) Chiều dài, diện tích, thể tích: mm, cm, km, mm2 , cm2 , m3 , µL, mL, L,…
b) Khối lượng: kg, g, mg, µg, ng, kDa, Da, …
c) Nồng độ: nM, µM, mM, M, %, µg/L, mg/L, g/L,..
d) Đơn vị đo lường: viết tách số một khoảng (space bar) (ví dụ: 5 L, 5 kg, 5 ppm,…) nhưng % thì viết liền (ví dụ: 5%). Số thập phân phải dùng dấu phẩy và số từ hàng ngàn trở lên thì dùng dấu chấm. Phương pháp dùng số thập phân căn cứ vào mức độ đo lường của phương pháp nghiên cứu (Ví dụ: nếu đo hay cân được 2 số lẻ thì có thể dùng đến 2 số lẻ nhưng không dùng hơn 2 số lẻ. Thông thường thì dùng phương pháp chính xác 1% nghĩa là nếu phần số nguyên là hàng đơn vị (từ 1-9) dùng 2 số thập phân; nếu là hàng chục (từ 10-99) thì dùng 1 số thập phân và nếu hàng trăm trở lên (≥100) thì không dùng số thập phân.

 

QUY ĐỊNH TRÍCH DẪN TRONG BÀI BÁO


Các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài báo là những nghiên cứu cập nhật trong vòng 5 năm.

1) Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo số, không theo tên tác giả và năm. Tài liệu được tập hợp và sắp xếp theo thứ tự trích dẫn trong bài báo.

2) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, không cần tách rời các thứ tiếng.

3) Tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ trong bài báo theo số (ví dụ [1], [2],...) không theo tên tác giả và năm. Trường hợp bài báo có nhiều tác giả, nếu có từ 5 tên tác giả trở xuống thì phải liệt kê tất cả tác giả, nếu có từ 6 tác giả trở lên thì chỉ liệt kê 5 tác giả đầu, các tác giả còn lại ghi “và cộng sự” và “et al” ở tiếng Anh.

4) Họ viết trước tên, tên và tên đệm viết tắt đối với tên tác giả quốc tế. Ghi đầy đủ họ và tên đối với tên tác giả là người Việt. Tách các tên tác giả với nhau bằng dấu phẩy và dấu cách.

Một số hướng dẫn cách liệt kê tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo lấy từ sách được trình bày như sau: 

          Tên tác giả, tên người dịch. Tên sách. Nhà xuất bản. Năm xuất bản. Số trang. Tập hoặc tên riêng mỗi tập. DOI.

Ví dụ: Mainfred B.S, Nguyễn Hải Bằng, dịch. Toàn cầu hóa. Nhà xuất bản tri thức. 2011.224.

Rojko JL, and Hardy WD Jr. Feline leukemia virus and other retroviruses. Churchill Livingstone.1989. 229-332.

Tài liệu tham khảo lấy từ bài báo Tạp chí được trình bày như sau: 

          Họ và tên tác giả. Tên bài viết in đứng. Tên Tạp chí in nghiêng, năm xuất bản, volume (issue), số trang bài báo. DOI.

Ví dụ: Chang C.C., Yang M.H., Wen H.M., and Chern J.C. Estimation of total flavonoid content in propolis by two complementary colorimetric methods. Journal of food and drug analysis. 2002.10(3), 178-182, https://doi.org/10.38212/2224-6614.2748.

Tài liệu tham khảo lấy từ Luận văn, luận án được trình bày như sau: 

          Tên tác giả. Tên luận văn/luận án. Tên cơ sở đào tạo. Năm xuất bản. Số trang.

Ví dụ: Jones Đ.L. The role of physical activity on the need for revision total knee arthroplasty in individuals with osteoarthritis of the knee. Đại học Pittsburgh; 2001. 436.

Tài liệu tham khảo lấy từ Website được trình bày như sau:

          Tên tác giả. Tên bài viết. Năm xuất bản. Link địa chỉ trang web.

Ví dụ: Royal College of General Practitioners. The primary health care team. 1998. http/www.regp.org.uk/informat/publicat/ref0021.htm.

Quy định về đạo đức xuất bản Tạp chí Y Dược học Cần Thơ

02/03/2023

QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC XUẤT BẢN

    I. Nội dung quy định đạo đức xuất bản

       Việc công bố một bài báo ở Tạp chí Y Dược học Cần Thơ (sau đây gọi là “Tạp chí”) được thông qua quy trình bình duyệt kín 2 chiều. Để tăng tính minh bạch, tin cậy của các công trình nghiên cứu khoa học và đảm bảo tốt nhất chất lượng khoa học của bài viết. Tạp chí cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn cao về đạo đức trong quá trình xuất bản. Đạo đức xuất bản của Tạp chí tuân theo hướng dẫn của Ủy ban về Đạo đức xuất bản (COPE), một tổ chức cung cấp các hướng dẫn rõ ràng tài liệu về đạo đức xuất bản và hành vi sai trái trong công tác xuất bản.

  1. Nhiệm vụ của tác giả

Quyền tác giả: Chỉ những cá nhân có đóng góp đáng kể vào nghiên cứu mới có quyền tác giả về bài viết.

Tiêu chuẩn về bản thảo bài viết: Tác giả/Các tác giả cần cung cấp bản thảo bài viết đến Tạp chí Y Dược học Cần Thơ về kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố/xuất bản tại bất kỳ ấn phẩm/trang thông tin nào. Tác giả/Các tác giả cũng nên trình bày khách quan về tầm quan trọng của bài nghiên cứu.

Tính nguyên bản của bản thảo, đạo văn và xác nhận nguồn: Tác giả/Các tác giả cần đảm bảo tính nguyên bản của bài viết trước khi gửi đến Tạp chí. Nếu tác giả sử dụng tài liệu hay lời trích dẫn của các nhà khoa học khác, thì tác gỉả cần phải trích dẫn, trích nguồn hoặc xin phép được sử dụng tài liệu đó trong nghiên cứu.

Truy cập và lưu trữ tài liệu: Dữ liệu, tài liệu tham khảo và các thông tin khác trong bài nghiên cứu phải được trình bày chính xác và đầy đủ để có thể được nhân rộng nghiên cứu. Nếu trong bài viết có sự gian lận hoặc cố ý đưa ra các nhận định không chính xác thì tác giả/các tác giả được coi là có hành vi phi đạo đức. Tác giả/Các tác giả cần cung cấp dữ liệu hỗ trợ nghiên cứu cho quá trình biên tập và truy cập công khai vào dữ liệu đó. Dữ liệu trong bài viết cần được lưu giữ trong một thời gian hợp lý sau khi xuất bản.

Nhiều ấn phẩm: Tác giả/Các tác giả không xuất bản các bản thảo có cùng một nội dung nghiên cứu trên nhiều hơn một tạp chí hoặc đơn vị xuất bản.

Tuyên bố về xung đột lợi ích: Trong bản thảo bài viết, tất cả tác giả cần nêu rõ các mối quan hệ cá nhân và các nguồn tài chính với những cá nhân khác hoặc các tổ chức có khả năng tác động không phù hợp đến công trình nghiên cứu. Tác giả/Các tác giả cần liệt kê cụ thể các nguồn hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện nghiên cứu và/hoặc hoàn thiện bài viết. Nếu nguồn tài trợ không có bất kỳ sự liên quan nào thì tác giả/các tác giả cũng cần phải tuyên bố rõ ràng trong bài viết. Các tác giả cần trình bày sớm nhất có thể những mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi liên quan đến bài viết.

Thông báo về các sai sót trong ấn phẩm đã xuất bản: Khi tác giả/các tác giả phát hiện có sai sót trong bài viết đã xuất bản thì phải thông báo ngay cho Ban Biên tập của Tạp chí để rút bài hoặc sửa chữa những nội dung cụ thể trong bài viết nếu Ban Biên tập nhận thấy cần thiết. Nếu Ban Biên tập và Tạp chí nhận được thông báo từ bên thứ ba về lỗi sai trong ấn phẩm, thì tác giả/các tác giả có trách nhiệm hợp tác kịp thời cùng với Ban Biên tập, bao gồm việc cung cấp đầy đủ bằng chứng cho Ban Biên tập khi được yêu cầu.

  1. Nhiệm vụ của chuyên gia phản biện

Đóng góp trong quyết định biên tập: Nhiệm vụ của các nhà khoa học - chuyên gia phản biện nhằm hỗ trợ Ban Biên tập Tạp chí đưa ra quyết định trong quá trình biên tập và thông qua nhận xét cụ thể các nghiên cứu, từ đó hỗ trợ tác giả/các tác giả và Tạp chí nâng cao chất lượng bài viết. Khi chuyên gia phản biện được Tạp chí mời mà nhận thấy bản thân không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện phản biện nghiên cứu được gửi đến hay biết rằng nếu thực hiện phản biện cũng sẽ không mang tính khả thi thì cần phải thông báo ngay cho Ban Biên tập và gửi thư từ chối lời mời tham gia vào quy trình phản biện của Tạp chí.

Tính bảo mật: Bất kỳ bản thảo nào đang trong quy trình phản biện của Tạp chí thì đều được xem như là tài liệu bảo mật. Chuyên gia phản biện không được chia sẻ tất cả các đánh giá hoặc thông tin về bài viết với bất kỳ ai hay liên hệ trực tiếp với tác giả mà không được sự đồng ý của Ban Biên tập. Chuyên gia phản biện không được sử dụng các tài liệu/kết quả nghiên cứu trong bản thảo bài viết mà không có sự đồng ý của tác giả/các tác giả.

Cảnh báo về các vấn đề đạo đức: Các chuyên gia phản biện cần có nhận thức cao về các vấn đề xung đột lợi ích tiềm ẩn liên quan đến bài viết và thông báo ngay đến Ban Biên tập, bao gồm bất kỳ sự tương đồng và trùng lặp đáng kể giữa các bản thảo đang xem xét với các bài viết đã được công bố mà chuyên gia phản biện biết đến.

Tiêu chuẩn về tính khách quan: Công tác phản biện cần được thực hiện một cách khách quan mà không có sự thiên lệch mang tính cá nhân nào trong quá trình phản biện bản thảo. Việc phê bình cá nhân tác giả/các tác giả đang gửi bản thảo bài viết được coi là không phù hợp. Nếu chuyên gia phản biện đề xuất tác giả đưa trích dẫn nghiên cứu của mình (hoặc cộng sự) vào bài viết thì đó là vì lý do khoa học chính đáng chứ không phải vì mục đích làm tăng số trích dẫn bài nghiên cứu hay nâng cao tính minh bạch của công trình nghiên cứu của mình (hoặc cộng sự).

  1. Nhiệm vụ của Ban Biên tập

Quyết định xuất bản: Ban Biên tập của Tạp chí chịu hoàn toàn trách nhiệm và độc lập đối với việc quyết định đăng tải và xuất bản các bài viết gửi về Tạp chí. Mọi thành viên Ban Biên tập phải tuân thủ các chính sách của Tạp chí và chịu sự ràng buộc từ các quy định pháp luật khác.

Phản biện của chuyên gia: Thành viên Ban Biên tập phải đảm bảo tính công bằng, không thiên vị và đúng hạn trong quy trình phản biện. Bài viết phải được phản biện bởi ít nhất 2 chuyên gia độc lập bên ngoài và khi cần thiết thành viên Ban Biên tập có thể tham khảo thêm các ý kiến khoa học khác. Thành viên Ban Biên tập cần lựa chọn chuyên gia phản biện có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của bài viết để tránh việc lựa chọn các chuyên gia phản biện không phù hợp.

Tính công bằng: Thành viên Ban Biên tập đánh giá bản thảo gửi đến Tạp chí dựa trên nội dung khoa học. Ban Biên tập cần thiết lập một cơ chế minh bạch để đưa ra các quyết định biên tập các bài viết của Tạp chí.

Tính bảo mật: Thành viên Ban Biên tập phải đảm bảo tính bảo mật của tất cả các bản thảo gửi đến Tạp chí và các cuộc trao đổi với chuyên gia phản biện. Thành viên Ban Biên tập cần giữ kín thông tin về các chuyên gia phản biện và không được phép sử dụng các thông tin trong bản thảo để phục vụ cho mục đích cá nhân.

Công khai về xung đột lợi ích: Thành viên Ban Biên tập không được tham gia vào quy trình xét duyệt các bài viết mà họ tự viết hoặc các thành viên gia đình, đồng nghiệp tham gia viết, hay là bất cứ vấn đề gì liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà trong đó thành viên Ban Biên tập được hưởng lợi ích.

 

QUYỀN TRÁCH NHIỆM

 

    II. Trách nhiệm về nội dung bài viết

Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt pháp lý các nội dung bài viết được đăng trên Tạp chí; cam đoan bài viết là nguyên bản, không xâm phạm bất kỳ quyền sở hữu hay xuất bản của một bên thứ ba, có trách nhiệm xin phép chủ sở hữu trước khi sử dụng nguồn dữ liệu đề tham khảo và phân tích nghiên cứu trong bài viết.

    III. Trách nhiệm về bản quyền bài viết

  1. Bài viết gửi đến Tạp chí phải là bản thảo nguyên gốc chưa từng được công bố trên bất kỳ tạp chí khoa học nào trước đây.
  2. Tác giả không gửi đăng bài viết trên các tạp chí khác khi chưa có quyết định từ chối không đăng bài của Ban Biên tập Tạp chí.
  3. Đối với các bài viết do cơ quan chủ quản tạp chí đặt viết thì tác giả không được gửi bản thảo cho bất kỳ báo, tạp chí, nhà xuất bản nào khi chưa trao đổi với cơ quan chủ quản tạp chí.

 

VI PHẠM ĐẠO ĐỨC XUẤT BẢN

    III. Vi phạm Đạo đức xuất bản

Đạo văn: Đạo văn là cố ý sử dụng ý tưởng của người khác hoặc tài liệu gốc khác như là tài liệu của chính mình. Sao chép dù chỉ một câu từ bản thảo của người khác, hoặc thậm chí một câu của chính bạn đã được xuất bản trước đó, mà không có trích dẫn thích hợp sẽ bị Tạp chí coi là đạo văn. Tất cả các bản thảo được duyệt hoặc xuất bản với Tạp chí đều được sàng lọc bằng phần mềm phòng chống đạo văn. Như vậy, đạo văn là vi phạm nghiêm trọng đạo đức xuất bản.

Bịa đặt và làm sai lệch dữ liệu: Việc ngụy tạo và làm sai lệch dữ liệu có nghĩa là nhà nghiên cứu không thực sự thực hiện nghiên cứu, nhưng đã tạo ra dữ liệu hoặc kết quả và đã ghi lại hoặc báo cáo thông tin bịa đặt. Làm sai lệch dữ liệu có nghĩa là nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm, nhưng đã thao túng, thay đổi hoặc bỏ sót dữ liệu hoặc kết quả từ kết quả nghiên cứu.

Nộp đồng thời: Việc nộp đồng thời xảy ra khi một bản thảo (hoặc các phần quan trọng của một bản thảo) được nộp cho một Tạp chí khi nó đã được một Tạp chí khác phản biện.

Công bố trùng lặp: Việc xuất bản trùng lặp xảy ra khi hai hoặc nhiều bài báo, không có tham khảo chéo đầy đủ, chia sẻ về dữ liệu, điểm thảo luận và kết luận giống nhau.

Các ấn phẩm thừa: Các ấn phẩm thừa liên quan đến việc phân chia kết quả nghiên cứu thành một số bài báo không phù hợp, thường là do tác giả có ý định làm tăng số lượng bài báo và dày lên lý lịch khoa học nghiên cứu.

Đóng góp hoặc ghi nhận tác giả không phù hợp: Tất cả các tác giả được liệt kê phải có đóng góp khoa học đáng kể cho nghiên cứu trong bản thảo và đã chấp thuận tất cả các nội dung của bản thảo. Những người có đóng góp đáng kể về mặt khoa học, bao gồm cả sinh viên và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cũng đều được đứng tên trong bản thảo.

Trích dẫn quá nhiều: Trích dẫn quá nhiều bao gồm các trích dẫn quá mức trong bản thảo đã gửi, không đóng góp vào nội dung học thuật của bài báo và chỉ được đưa vào nhằm mục đích tăng trích dẫn cho tác phẩm của một tác giả nhất định hoặc cho các bài báo được xuất bản trong một Tạp chí cụ thể. Điều này dẫn đến việc trình bày sai tầm quan trọng của tác phẩm và Tạp chí do đó là một dạng sai phạm khoa học.

Chế tài: Trong trường hợp có văn bản vi phạm bất kỳ chính sách nào nêu trên trong bất kỳ Tạp chí nào, bất kể vi phạm đó có xảy ra trên Tạp chí hay không, các biện pháp trừng phạt sau đây sẽ được áp dụng: (i) Từ chối bản thảo có hành vi vi phạm; (ii) Từ chối ngay lập tức mọi bản thảo khác gửi đến được xuất bản bởi bất kỳ tác giả nào của bản thảo vi phạm; (iii) Lệnh cấm sẽ được áp dụng trong thời hạn tối thiểu 36 tháng đối với tất cả các tác giả và với bất kỳ bài gửi mới nào cho Tạp chí, riêng lẻ hoặc kết hợp với các tác giả khác của bản thảo vi phạm; (iv) Từ chối tất cả các tác giả vi phạm phục vụ trong Ban biên tập của Tạp chí.

THÔNG BÁO VỀ PHÍ GỬI ĐĂNG BÀI TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ

30/01/2023

Điều 14: Lệ phí gửi bài 

- Lệ phí gửi đăng bài: 1.000.000đ/bài báo

- Lệ phí gửi đăng nhanh: 1.500.000đ/bài báo

- Đối với tác giả là cán bộ viên chức thuộc Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thì được hỗ trợ 50% lệ phí gửi đăng bài.

- Đối với sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được hỗ trợ 100% lệ phí đăng bài ( Tác giả gửi đính kèm “ Quyết định về việc giao tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của sinh viên”).

 Hình thức nộp lệ phí:

+ Tiền mặt: nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, số 179 Nguyễn Văn Cừ, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

+ Chuyển khoản:

Tên Tài khoản: Trường ĐHYD Cần Thơ, Số TK: 0111000115668, tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.

Thời gian: Áp dụng từ ngày 01/02/2023.

- Bài viết xin gửi về Website đăng bài: https://tapchi.ctump.edu.vn