KHẢO SÁT TỶ LỆ, MỨC ĐỘ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2012-2022

Nguyễn Trường Đông1,, Đoàn Thị Tuyết Ngân2, Trương Hoàng Khải3
1 Trung tâm Y tế huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn (BTM) khi tiến triển thường xuất hiện tăng huyết áp (THA), đặc biệt từ sau giai đoạn 3 của bệnh. Ngược lại, tăng huyết áp thường gặp ở tất cả các thể của bệnh chủ mô thận bẩm sinh hay mắc phải, gây tổn thương thận và đẩy nhanh diễn tiến giảm chức năng thận của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ và mức độ tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn; 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 192 bệnh nhân bệnh thận mạn được chẩn đoán bệnh thận mạn theo hướng dẫn của Hội Đồng cải thiện kết quả toàn cầu về bệnh Thận - KDIGO (2012). Chẩn đoán tăng huyết áp cho bệnh thận mạn theo Hội Tim mạch Việt Nam 2018. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn là 93,2%. Trong đó, tăng huyết áp độ I chiếm 44,1%, độ II là 34,1% và độ III là 21,8%. Chưa ghi nhận mối liên quan giữa tuổi ≥ 60, giới tính, giai đoạn BTM, béo phì và ACR với tỷ lệ THA ở bệnh nhân BTM. Kết luận: Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn chiếm đa số. Mức độ tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn chủ yếu là mức độ nhẹ. Chưa ghi nhận mối liên quan giữa tuổi ≥ 60, giới tính, giai đoạn BTM, béo phì và ACR với tỷ lệ THA ở bệnh nhân BTM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Bình Dân (2017), Bệnh thận mạn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị năm 2017-Tập 3 Nội khoa – Gây mê hồi sức, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, tr.218-228.
2. Nguyễn Hồng Hà, Trần Vân Thy (2018), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tình trạng loãng xương trên bệnh nhân suy thận mạn điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 11-12, tr.1-7.
3. Hội Tim Mạch học Quốc gia Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018, Hà Nội.
4. Võ Tam (2016), Dịch tễ học bệnh thận mạn. Bệnh thận mạn: bệnh học, chẩn đoán và điều trị, tr.40-61.
5. Võ Tam, Nguyễn Văn Tuấn (2017), Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn: Những khuyến cáo điều trị theo Kdigo 2012, Ngày đăng 01/03/2017, [Ngày trích dẫn 21/04/2021], lấy từ URL:
http://vientimmach.vn/vi/chi-dao-tuyen-va-bv-ve-tinh/tang-huyet-ap-trong-benh-than-mannhung-khuyen-cao-dieu-tri-theo-kdigo-2012.html
6. Mai Huỳnh Ngọc Tân, Nguyễn Như Nghĩa (2019), Nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn chưa lọc máu định kì tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 11, tr.1-8.
7. Arora P., Vasa P., Brenner D., et al. (2013), Prevalence estimates of chronic kidney disease in Canada: results of a nationally representative survey. CMAJ, 185(9), pp.417-423.
8. Khanam M.A, Kitsos A., et al. (2019), Association of continuity of care with blood pressure control in patients with chronic kidney disease and hypertension. The Royal Australian College of General Practitioners, 48(5), pp.300-306.
9. Lora C.M., Ricardo A.C., et al. (2020), Prevalence, Awareness, and Treatment of Hypertension in Hispanics/Latinos With CKD in the Hispanic Community Health Study/Study of Latinos. Kidney Medicine, 2(3), pp.332-340.
10. Monhart V. (2013), Education in Cardiology: Hypertension and chronic kidney diseases. Cor et Vasa, 55, pp.397-402.
11. Schneider MP, Hilgers KF, Schmid M, et al. (2018), Blood pressure control in chronic kidney disease: A cross-sectional analysis from the German Chronic Kidney Disease (GCKD) study. PLoS ONE, 13(8), e0202604.
12. Sinha A.D., Agarwal R. (2019), Clinical Pharmacology of Antihypertensive Therapy for the Treatment of Hypertension in CKD. Clin J Am Soc Nephrol, 14, pp.757-764.
13. USRDS (2020), Chapter 1: CKD in the General Population. Chronic Kidney Disease, Annual Data Report.
14. USRDS (2020), Chapter 3: Morbidity and Mortality in Patients With CKD. Chronic Kidney Disease, Annual Data Report.
15. Varma P.P (2015), Prevalence of chronic kidney disease in India – where are we heading?. Indian Journal of Nephrology, 25(3), pp.133-135.