CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy thận mạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người bệnh, trở thành gánh nặng y tế toàn cầu. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ theo thang điểm KDQOL-36. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 336 đối tượng suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Điểm trung bình sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và gánh nặng bệnh ở mức trung bình, lần lượt là 34,87 ± 19,61;45,28 ± 16,22;29,71 ± 22,65 điểm, điểm triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh ở mức khá (74,25 ± 18,39; 58,03 ± 21,66). Có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với thời gian lọc máu (p<0,001), mức độ phù (p<0,001), bệnh lý tăng huyết áp (p<0,001). Kết luận: Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ ở mức trung bình-khá, bệnh nhân phù nhiều, thời gian lọc máu kéo dài và có bệnh lý tăng huyết áp liên quan đến chất lượng cuộc sống kém hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy thận mạn, lọc máu định kỳ, chất lượng cuộc sống
Tài liệu tham khảo
2. Fukuhara S. Measuring health-related quality of life in patients with end-stage renal disease: why and how. Nature Clinical Practice Nephrology. 2007. 3(7), 352-353, https://doi.org/10.1038/ncpneph0510. 3. Ware J.E., Kosinski M., Bjorner J.B., Bowker D.M.T. "Introduction", SF-36v2 Health Survey: A primer for Healthcare Providers. QualityMetric Incorporated. 2008.1-8.
4. Phan Thị Ánh Nguyệt, Vương Thị Hương Giang. Yếu tố liên quan với chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận mạn chưa lọc máu điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thận Hà Nội năm 2021. Tạp chí Điều dưỡng. 2021. 37, 112-118.https://sti.vista.gov.vn/tw/ CVv476S372022112.pdf
5. Ngô Thị Khánh Trang. Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Trường Đại học Y Dược Huế. 2017. 190.
6. Nguyễn An Giang. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ bằng thang điểm đánh giá toàn diện. Y học thực hành. 2013. 5 (870), 159-161.
7. Maria Carolina Cruz et al. Quality of life in patients with chronic kidney disease. Clinics. 2011. 66(6), 991-995. https://doi.org/10.1590/S1807-59322011000600012.
8. Nguyễn Thị Quỳnh Vân. Tình trạng lo âu, trầm cảm, chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai. Trường Đại học Thăng Long. 2019. 74, 101-104.
9. Harvinder G.S., Chee W.S.S. et al. Comparison of malnutrition prevalence between hemodialysis and continuous ambulatory peritoneal dialysis patients: A cross sectional study. Malaysian Journal of Nutrition. 2013. 19 (3), 271-283.
10. Hoàng Bùi Bảo. Nghiên cứu chất lượng sống ở Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y Dược Huế. 2012. 2(5), 22. https://www.doi.org/10.34071/jmp.2012.5.3
11. Agarwal R. Epidemiology of interdialytic ambulatory hypertension and the role of volume excess. American Journal of Nephrology. 2011. 34, 381-390. https://doi.org/10.1159/000331067.
12. Cocchi R., Esposti E.D., Fabbri A. et al. Prevalence of hypertension in patients on peritoneal dialysis: Results of an Italian multicentre study. Nephrology Dialysis Transplantation. 1999. 14, 1536- 1540, https://doi.org/10.1093/ndt/14.6.1536.
13. Magda Bayoumi et al. Predictors of quality of life in hemodialysis patients. Saudi J Kidney Dis Transpl. 2013. 24(2), 254-9, https://doi.org/10.4103/1319-2442.109566.
14. Jieun Cha, Dallong Han. Health-Related Quality of Life-Based on Comorbidities Among Patients with End-Stage Renal Disease. Osong Public Health and Research Perspectives. 2020. 11(4), 194-200, https://doi.org/10.24171%2Fj.phrp.2020.11.4.08.
15. Park JT, Oh HJ, Kang SW. Cardiovascular disease in end-stage renal disease, Journal Korean Medicine Association. 2013. 56(7), 576−82, https://doi.org/10.5124/jkma.2013.56.7.576.