TÌNH HÌNH XỔ GIUN ĐỊNH KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, hoạt động phòng chống giun sán đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm giun sán vẫn còn cao và vấn đề xổ giun định kỳ chưa được xem trọng tại một số địa phương. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ xổ giun định kỳ và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc xổ giun ở học sinh trung học cơ sở tại quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 674 học sinh trung học cơ sở tại quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn. Kết quả: Tỷ lệ xổ giun định kỳ ở học sinh trung học cơ sở trong một năm qua là 57,1%. Có 66,0% học sinh có kiến thức chung đúng về xổ giun định kỳ. Các học sinh thực hiện xổ giun chủ yếu tại trường (60,2%) và tại nhà (36,5%). Lý do không thực hiện xổ giun đa số là do chưa biết về xổ giun định kỳ (30,6%) và không quan tâm (29,5%). Kết quả phân tích đa biến cho thấy có có mối liên quan giữa là người sống cùng là cha mẹ (OR=2,29; p=0,013) và tình trạng kiến thức về xổ giun định kỳ (OR=3,7; p<0,001) và tình hình xổ giun định kỳ. Kết luận: Tỷ lệ xổ giun định kỳ ở học sinh trung học cơ sở tương đối thấp. Cần tăng cường các hoạt động nâng cao kiến thức và thực hành về dự phòng nhiễm giun và xổ giun qua đó đáp ứng được các mục tiêu chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xổ giun định kỳ, học sinh, trung học cơ sở, Cần Thơ
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Hồng Hương. Nghiên cứu kiến thức và thực hành xổ giun định kỳ của bà mẹ có con từ 12-60 tháng tuổi ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2017, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y học dự phòng, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2018.
3. Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự. Tình hình nhiễm và các yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tỉnh Hậu Giang năm 2017-2018. 2020.
4. Bùi Thị Hồng Hoa và cộng sự. Thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng thuốc điều trị giun, sán và một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thuốc điều trị giun, sán của người dân thôn Tống Vũ xã Vũ Chính thành phố Thái Bình năm 2019, Y học thực hành. 1113(10). 2019.
5. Phùng Thị Thu Nhi. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 1 đến 6 tuổi tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu năm 2018, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Học viện Khoa học và Công Nghệ. 2021.
6. Madubueze Ugochukwu Chinyem, Alfred Una, Anthony C. Iwu et al. Frequency of Deworming, Parental Perception and Factors Associated with the Practice of Deworming School-age Children in North-East Nigeria, International Journal of TROPICAL DISEASE & Health. 2017. 24(4), 1-10, https://doi.org/10.9734/IJTDH/2017/34859.
7. A. Lim-Leroy and T. H. Chua. Prevalence and risk factors of geohelminthiasis among the rural village children in Kota Marudu, Sabah, Malaysia, PLoS One. 2020. 15(9), e0239680, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0239680.
8. Mekuria Asfaw, Zerihun Zerdo, Chuchu Churko ey al. Preventive chemotherapy coverage against Soil-transmitted helminthiases among school age children in vertical versus integrated treatment approaches: Implications from coverage validation survey in Ethiopia. 2020. 15(6), e0235281, doi: 10.1371/journal.pone.0235281.
9. Bijay Kumar Shrestha, Manita Tumbahangphe, Jenish Shakya et al. Prevalence and Related Risk Factors of Intestinal Parasitosis among Private School-Going Pupils of Dharan Submetropolitan City, Nepal. Journal of Parasitology Research. 2021. 9, 2021:6632469, https://doi.org/10.1155/2021/6632469.
10. Trần Thị Nhi và Vũ Thị Nhung. Kiến thức, thực hành dinh dưỡng của học sinh tại một số trường trung học cơ sở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2017, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2018. 1(3), 65-70.