KẾT QUẢ TRUNG HẠN KỸ THUẬT ĐẶT STENT DẪN LƯU NANG GIẢ TỤY - DẠ DÀY QUA NỘI SOI DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Sơn Hạnh Phúc1,, Võ Tấn Lực2, Hoàng Tuấn Vũ2, Đỗ Đình Công3, Phan Minh Trí3
1 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phương pháp dẫn lưu nang giả tụy qua nội soi dạ dày tá tràng được xem là phương pháp hiệu quả và tránh được những biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thành công, thất bại và biến chứng sớm của kỹ thuật đặt stent dẫn lưu nang giả tụy - dạ dày qua nội soi dạ dày tá tràng; xác định thời điểm rút stent, tỉ lệ biến chứng và tử vong trong vòng 6 tháng sau đặt stent dẫn lưu nang giả tụy - dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán nang giả tụy và được điều trị bằng phương pháp dẫn lưu qua nội soi dạ dày tá - tràng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2018 đến 01/01/2021 (3 năm). Kết quả: Trong thời gian 3 năm chúng tôi can thiệp cho 55 bệnh nhân nang giả tụy bằng phương pháp can thiệp dẫn lưu qua nội soi dạ dày tá tràng. Tỉ lệ nam/nữ 5,11/1; tuổi trung bình là 41 ± 15,4 tuổi. Tỉ lệ thành công của kỹ thuật là 96,4%, tỉ lệ đặt stent thất bại là 3,6% (2 bệnh nhân không đặt được stent); thời gian rút stent trung bình là 4,96 ± 4,01 tháng; tỉ lệ biến chứng sớm sau đặt stent là 5,7% (3/53 bệnh nhân), trong đó có 1 trường hợp xuất huyết tiêu hoá (1,9%) và 2 trường hợp (3,8%) biến chứng nhiễm trùng. Theo dõi trong thời gian 6 tháng, chúng tôi ghi nhận: tỉ lệ nang giả tụy thoái lui hoàn toàn là 94,3%; tỉ lệ biến chứng là 5,7%, trong đó có 1 trường hợp áp-xe tụy và 2 trường hợp (3,9%) tái phát sau 3 tháng rút stent; tỉ lệ tử vong trong vòng 6 tháng là 0%. Kết luận: Kỹ thuật dẫn lưu nang giả tụy qua nội soi dạ dày - tá tràng có tỉ lệ thành công cao và tỉ lệ tai biến thấp. Đây là một phương pháp khả thi và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Babich J.P., Friedel D.M. Endoscopic approach to pancreatic pseudocysts: An American perspective. World J Gastrointest Endosc. 2010. 2(3), 77-80, doi: 10.4253/wjge.v2.i3.77.
2. Sharma S.S., N. Bhargawa, A. Govil. Endoscopic management of pancreatic pseudocyst: a longterm follow-up. Endoscopy. 2002. 34(3), 203-207, doi: 10.1055/s-2002-20292.
3. Lin H., X.B. Zhan, Z.D. Jin, et al. Prognostic factors for successful endoscopic transpapillary drainage of pancreatic pseudocysts. Dig Dis Sci. 2014. 59(2), 459-464, doi: 10.1007/s10620013-2924-2.
4. Varadarajulu S. Endoscopic management of pancreatic pseudocysts. J Dig Endosc. 2012. 41(1), 47-62, doi: 10.1016/j.gtc.2011.12.007.
5. Weckman L, Kylänpää M.L., Puolakkainen P. Endoscopic treatment of pancreatic pseudocysts. Surg Endosc. 2006. 20(4), 603-607, https://doi.org/10.1007/s00464-005-0201-y.
6. Cavallini A., Butturini G., Malleo G., et al. Endoscopic transmural drainage of pseudocysts associated with pancreatic resections or pancreatitis: a comparative study. Surg Endosc. 2011. 25(5), 1518-1525, https://doi.org/10.1007/s00464-010-1428-9.
7. Phạm Hữu Tùng. Điều trị nang giả tụy bằng đặt stent dẫn lưu qua nội soi tiêu hóa. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2008. 8. Sơn Hạnh Phúc, Đỗ Đình Công, Phan Minh Trí. Kết quả sớm các phương pháp can thiệp điều trị nang giả tụy. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016. 13-16.
9. Ahn J.Y., D.W. Seo, J. Eum, et al. Single-Step EUS-Guided Transmural Drainage of Pancreatic Pseudocysts: Analysis of Technical Feasibility, Efficacy, and Safety. Gut Liver. 2010. 4(4), 524529, https://doi.org/10.5009/gnl.2010 .4.4.524.
10. Babich J.P., Friedel D.M. Endoscopic approach to pancreatic pseudocysts: An American perspective. World J Gastrointest Endosc. 2010. 2(3), 77-80, doi:10.4253/wjge.v2.i3.77.
11. Ngô Phương Minh Thuận, Dương Minh Thắng, Nguyễn Thúy Vinh và cộng sự. Nghiên cứu kết quả dẫn lưu nang giả tụy qua dạ dày tá tràng dưới hướng dẫn siêu âm nội soi. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2021. 16(8), https://doi.org/10.52389/ydls.v16i8.955.
12. Kato S., A. Katanuma, H. Maguchi, et al. Efficacy, Safety, and Long-Term Follow-Up Results of EUS-Guided Transmural Drainage for Pancreatic Pseudocyst. Diagn Ther Endosc. 2013, 924291, https://doi.org/10.1155/2013/924291.
13. Felix Rückert, Lietzmann A, Wilhelm TJ, Sold M, Kähler G. Long-term results after endoscopic drainage of pancreatic pseudocysts: A single-center experience. Pancreatology. 2017. 17(4), 555-560, https://doi.org/10.1016/j.pan.2017.06.002.