KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH AN TOÀN SINH HỌC CỦA CÁN BỘ XÉT NGHIỆM TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP THUỘC TỈNH BẾN TRE NĂM 2021

Bùi Minh Giang1,, Nguyễn Thị Kim Thành2, Nguyễn Thị Mỹ Dung3, Đặng Thế Hưng4
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre
2 Trung tâm Y tế huyện Tân Hồng
3 Đại học Quốc tế Miền Đông
4 Đại học Y tế công cộng Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: An toàn sinh học là tiêu chí hàng đầu của kỹ thuật viên xét nghiệm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm ở Liên minh châu Âu, 4 triệu người bệnh phơi nhiễm với bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Tại Việt Nam, tỷ lệ số người tử vong do bệnh nhiễm trùng trung bình 100 ca/năm trong giai đoạn 2011-2016. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức phân loại các tác nhân lây nhiễm sinh học và thực hành mặc đồ bảo hộ cá nhân áo liền quần của cán bộ xét nghiệm ở 08 cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Bến Tre. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang để đánh giá kiến thức và thực hành an toàn sinh học của cán bộ xét nghiệm. Kiến thức và thực hành sẽ được đánh giá qua bộ câu hỏi tự điền và quy trình an toàn sinh học theo hướng dẫn Bộ Y tế 2017, nghiên cứu thực hiện từ 01/01/2021 đến 30/3/2021 gồm 62 cán bộ xét nghiệm đang làm việc trên 6 tháng tại Khoa xét nghiệm của các cơ sở y tế công lập tỉnh Bến Tre. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ kiến thức phân loại đúng tác nhân lây nhiễm là 80,6% (4±1,5); Thực hành đúng mặc đồ bảo hộ áo liền quần là 96,8% (7±0,4). Kết luận: Cán bộ xét nghiệm có kiến thức tốt phân loại tác nhân gây bệnh và thực hành tốt mặc đồ bảo hộ cá nhân..

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Thông tư quy định về thực hành đảm bảo an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm. Kèm theo Thông tư số 37/2017/TT-BYT, Hà Nội ngày 25/09/2017 của Bộ Y tế.
2. Bộ Y tế (2017), Báo cáo các bệnh truyền nhiễm mới nổi trên người ở Việt Nam có nguồn gốc từ động vật.
3. Nguyễn Đình Minh Mẫn, Nguyễn Thị Khánh Ly, Nguyễn Thị Miên Hạ và cs (2019), Đánh giá kiến thức về phòng ngừa và kiểm soát an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm của sinh viên y học Dự phòng trường Đại học Huế, Tạp chí Y học dự phòng, 19 (11), tr.280.
4. Trần Thị Minh Thu (2017), Thực trạng kiến thức và thực hành an toàn sinh học của nhân viên phòng xét nghiệm tại Trung tâm Y tế Dự phòng một số tỉnh phía bắc năm 2017", Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y tế công cộng.
5. Nguyễn Thanh Thuỷ (2016), Thực hành an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế, Tạp chí Y học dự phòng, 178 (5), tr.73.
6. Nguyễn Xuân Tùng (2015), Thực trạng và hiệu quả can thiệp đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vi sinh của Trung tâm Y tế Dự phòng tuyến tỉnh, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
7. Miller J. M., Binnicker M. J., Campbell S., et al. (2018), A Guide to Utilization of the Microbiology Laboratory for Diagnosis of Infectious Diseases: 2018 Update by the Infectious Diseases Society of America and the American Society for Microbiology, Clin Infect Dis, 67 (6), pp. e1-e94.
8. Pike R. M. (1979), Laboratory-associated infections: incidence, fatalities, causes, and prevention, Annu Rev Microbiol, 33, pp. 41-66.
9. Santos Gomes S. C., de Jesus Mendes Caldas A. (2019), Incidence of work accidents involving exposure to biological materials among healthcare workers in Brazil, 2010-2016, Rev Bras Med Trab, 17 (2), pp. 188-200.
10. Schröder I., Huang D., Ellis O., et al. (2016), Laboratory safety attitudes and practices: A comparison of academic, government, and industry researchers, Journal of Chemical Health and Safety, 23, pp. 12-23
11. Sewunet T., Kebede W., Wondafrash B., et al. (2014), Survey of safety practices among hospital laboratories in Oromia Regional State, Ethiopia, Ethiop J Health Sci, 24 (4), pp. 307-310.