ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TRĨ NỘI TẮC MẠCH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2017 – 2019

Nguyễn Văn Tuấn1, Võ Quang Huy1,, Phạm Văn Năng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật Milligan-Morgan sử dụng dao Ligasure có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh trĩ. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và hiệu quả của phẫu thuật Milligan-Morgan có sử dụng dao đốt Ligasure trong điều trị trĩ tắc mạch. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 66 bệnh nhân trĩ tắc mạch được cắt trĩ theo phương pháp Milligan-Morgan có sử dụng dao Ligasure (LH) từ 6/2017 đến 6/2019. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được đánh giá mức độ đau, chảy máu, thời gian mổ, thời gian lành vết mổ, thời gian trở lại làm việc. Tất cả bệnh nhân được theo dõi ít nhất 4 tháng sau mổ. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 43,3±14,1 (19-90 tuổi), nam giới chiếm 63,64%, tỷ lệ nam/ nữ: 1,75/1. Hoàn cảnh khởi phát trĩ tắc mạch thường gặp nhất là sau khi đi tiêu rặn nhiều do bón chiếm 55,1%. Điểm đau trung bình khi vào viện là VAS = 5,8±1,1 điểm (2-8 điểm). Thời gian mổ trung bình là 30 ± 10 phút. Có 51% bệnh nhân được cắt từ 3 búi trĩ trở lên. Mức độ đau sau mổ 24 giờ theo thang điểm VAS trung bình 5 ± 1,3. Tỷ lệ bí tiểu sau mổ là 18,3%. Có 50 bệnh nhân chảy máu sau mổ được điều trị nội, chiếm 75,5%. Kết luận: Phẫu thuật cắt trĩ bằng dao Ligasure là an toàn và có hiệu quả tốt cho bệnh nhân trĩ tắc mạch. Phẫu thuật này có thời gian mổ ngắn, ít đau sau mổ và sớm trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, NXB Y học, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Altomare DF., Milito G., Andreoli R. et al (2008), “LigaSure Precise vs conventional diathermy for Milligan-Morgan hemorrhoidectomy: a prospective, randomized, multicenter trial”, Dis Colon Rectum, 51, pp. 514 – 519.
3. Bakhtiar N., Moosa FA., Jaleel F., Qureshi NA., Jawaid M. (2016), “Comparison of hemorrhoidectomy by LigaSure with conventional Milligan Morgan’s hemorrhoidectomy”, Pak J Med Sci, 32(3), pp. 657-661.
4. Chen CW. et al (2013), “Results of 666 consecutive patients treated with LigaSure hemorrhoidectomy for symptomatic prolapsed hemorrhoids with a minimum follow-up of 2 years”, Surgery, 152(2), pp. 212-218.
5. Khubchandani I. et al (2009), Surgical Treatment of Heamorrhoids, Springer, USA.
6. Milito G., Cadeddu F. (2012), “LigaSureTM”, Master Techniques in General Surgery Colon and Rectal Surgery Anorectal Operations, pp. 5-13.
7. Sakr MF. (2010), “LigaSure versus Milligan–Morgan hemorrhoidectomy: a prospective randomized clinical trial”, Tech Coloproctol, 14, pp. 13-17.
8. Sayfan J. et al (2001), “Sutureless Closed Hemorrhoidectomy: A New Technique”, Annals of Surgery, 234(1), pp. 21-24.