TÌNH HÌNH VIÊM ÂM ĐẠO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Ngũ Quốc Vĩ1,, Lâm Đức Tâm1, Trần Khánh Nga 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và là nguyên nhân hàng đầu làm cho bệnh nhân đến khám phụ khoa. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 15- 79 tuổi đến tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 511 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đến khám phụ khoa tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 01/10/2016 -01/08/2017 bằng cách phỏng vấn để tìm các yếu tố liên quan, khám lâm sàng, thử pH dịch âm đạo, làm thử nghiệm Whiff và soi tươi để chẩn đoán 3 tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp. Kết quả: Qua 511 phụ nữ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân là 33,7%, trong đó, nhiễm khuẩn âm đạo là 26,0%, viêm âm đạo do nấm Candida là 9,6% và viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis là 2,5%. Các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo gồm: không rửa vệ sinh sau giao hợp: p=0,031; PR = 1,78; thói quen dung nước sông, kênh, rạch để sinh hoạt: p=0,004; PR (nước máy/nước giếng) = 1,41; PR (nước máy/nguồn nước sông) = 2,30; dùng băng vệ sinh hằng ngày: p=0,005; PR= 1,89; không sử dụng quần cotton: p=0,013; PR= 1,68 và lau bằng giấy sau khi đi tiêu: p=0,005; PR=  2,04. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo ở phụ nữ còn cao, nhất là nhiễm khuẩn âm đạo. Vì vậy, nên sử dụng tiêu chuẩn Amsel và soi tươi khí hư trong chẩn đoán viêm âm đạo do các tác nhân thường gặp, để tránh bỏ sót, hay điều trị quá mức bệnh lý này.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Hồng Cẩm (2001), "Khảo sát tần suất viêm âm đao, cổ tử cung ở phụ nữ từ 15 - 49 có gia đình tại huyện Hóc Môn", Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Hồng Hoa (2002), "Tần suất bệnh lưu hành của viêm âm đạo do vi khuẩn trong thai kỳ cùng các yếu tố liên quan tại Bệnh Viện Từ Dũ", Luân văn tốt nghiệp Bác Sỹ Nội Trú, tr. 30 - 47.
3. Bùi Thị Bích Hậu (2012), "Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Jrai trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Krongpa, Tỉnh Gia Lai", Luận Văn Thạc Sỹ Y Học.
4. Trương Thị Thanh Nguyệt (2009), "Tỷ lệ viêm âm đạo do ba tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Khmer trong tuổi sinh đẻ tại xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long", Luận Văn Thac Sĩ Y Học.
5. Nguyễn Đình Quân (2006), "Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ ê đê trong độ tuổi sinh sản tại Bệnh viện Dak Lak", Luận Văn Thac Sĩ Y Học.
6. Lâm Hồng Trang (2017), "Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh sản tại huyện Trà Cú, Trà Vinh", Luận Văn Thạc Sỹ Y Học, tr.38 - 57.
7. Lê Phạm Hoa Sơn Trà (2006), "Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan tại các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa.", Luận Văn Thạc Sỹ Y Học.
8. Châu Thị Khánh Trang (2005), "Viêm âm đạo do những tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan", Luận Văn Chuyên Khoa Cấp II.
9. Amsel. R & Spiegel.CA (1983), "Non - spectifics vaginitis , diagnosis criteria and microbial and epidermiologic association", The American 74, pp. 8.
10. Buscemi L. (2014), "Study of acute vulvovaginitis in sexually active adult women, with special reference to candidosis, in patients of the Francisco J.Munixz Infectious Disease Hospital", Rev Iberoam Micol 21(4), pp 177-181.
11. Chris K. (2013), "The global epidemiology of bacterial vaginosis: a systematic review", American Journal of Obstetrics and Gynecology, 5(6), pp. 1 - 38.
12. Garcia P.J. et al (2004), "Reproductive tract infections in rural women from the highlands, jungle, and coastal regions of Peru", Bull World Health Organ. 82(7), pp. 483-92.
13. Goenflo D.W. (2013), "Sexual behaviors and orther risk factory for Candida vulvovagitis", J Women health Based Med
14. Grigoriou O. (2016), "Prevalence of clinical vaginal candidiasis in a university hospital and possible risk factors", Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 12 (1), pp. 121-5.