KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KHÂU TREO TRIỆT MẠCH TRĨ DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM DOPPLER ĐIỀU TRỊ TRĨ NỘI ĐỘ II VÀ III TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019 – 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: bệnh trĩ là bệnh lành tính phổ biến nhất vùng hậu môn trực tràng, tỷ lệ mắc từ 4% đến 55% dân số. Gần 1/3 bệnh nhân cần phẫu thuật. Khâu treo triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler (THD) là phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được thực hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp THD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 31 trường hợp (TH) trĩ nội độ II và độ III được điều trị bằng phẫu thuật THD tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021. Thời gian theo dõi trung bình 11 ± 8 tháng (0-23 tháng). Kết quả: Trong 31 trường hợp, có 2 trường hợp trĩ nội độ II và 29 trường hợp trĩ độ III tham gia nghiên cứu. Có 9,7% (3 TH) bí tiểu. Không đau nhiều và chảy máu sớm sau mổ. Trở lại làm việc khoảng 3 ngày sau mổ. Chưa ghi nhận tái phát và rối loạn đại tiện, chỉ 1 trường hợp có da thừa và không cần can thiệp phẫu thuật. Kết quả tốt 93,5. Có 6,5% (2 TH) phàn nàn do mót rặn và khó chịu kéo dài sau mổ, các triệu chứng cải thiện sau một tháng theo dõi. Kết luận: Khâu treo triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ độ II và độ III.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh trĩ, triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm, khâu treo triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler
Tài liệu tham khảo
2. Mai Văn Đợi (2013), Đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật Ferguson điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện trường đại học Y Dược Cần thơ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Phan Sỹ Thanh Hà (2015), Đánh giá kết quả phẫu thuật Ferguson trong điều trị bệnh trĩ vòng. Tạp chí Y-dược học quân sự, tr.129-134.
4. Võ Quang Huy (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị trĩ nội độ III và độ IV bằng phẫu thuật Milligan-Morgan sử dụng dao đốt LigaSure tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn Bác Sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Abudeeb H. et al (2017), THD and mucopexy: Efficacy and controversy. Annals of medicine and surgery, 21, 89-92.
6. Agbo S.P. (2011), Surgical management of hemorrhoids. Journal of surgical technique and case report, 3(2), 68.
7. Abcarian H. et al. (2017), Complications of anorectal surgery: prevention and management. Springer.
8. Dal Monte P.P. et al. (2007), Transanal haemorrhoidal dearterialisation: Nonexcisional surgery for the treatment of haemorrhoidal disease. Techniques in coloproctology, 11(4), 333-339
9. Denoya P.I et al. (2013), Dearterialization with mucopexy versus haemorrhoidectomy for grade III or IV haemorrhoids: short‐term results of a double‐blind randomized controlled trial. Colorectal disease, 15(10), 1281-1288.
10. Carlo Ratto et al. (2017), Transanal hemorrhoidal dearterialization (THD) for hemorrhoidal disease: a single-center study on 1000 consecutive cases and a review of the literature. Techniques in coloproctology, 21(12), 953-962.
11. Tsang Y.P. et al. (2017), Comparison of transanal haemorrhoidal dearterialisation and stapled haemorrhoidopexy in management of haemorrhoidal disease: a retrospective study and literature review. Techniques in coloproctology, 18(11), 1017-1022.