ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2020-2021

Võ Ngọc Toàn1,, Trần Nguyễn Du2, Phạm Văn Lình3
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương cơ quan vận động là loại chấn thương rất phổ biến và thường gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân chấn thương có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt... Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm dân số - xã hội học, nguyên nhân, đặc điểm các tổn thương trên bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 497 bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021. Chẩn đoán bằng phối hợp: bệnh sử chấn thương, khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh học. Kết quả: Đa số bệnh nhân bị tai nạn là nam giới (60,8%). Nhóm tuổi 20 – 29, 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng 18,1%, 19,1% và 17,1%. Nhóm người làm nghề có thu nhập chiếm 76,8% Nguyên nhân chấn thương phổ biến nhất là tai nạn giao thông (50,9%). Vị trí chấn thương thường gặp nhất là tai chi dưới (46,7%). Loại chấn thương gặp nhiều nhất trong các đối tượng nghiên cứu là chấn thương phần mềm (56,9%). Kết luận: Bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động chủ yếu là nam giới, trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân chấn thương phổ biến nhất là tai nạn giao thông. Vị trí chấn thương phổ biến nhất là tại chi dưới. Loại chấn thương hay gặp nhất là chấn thương phần mềm. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về nguy cơ, nguyên nhân chấn thương cơ quan vận động và cách phòng tránh cho người dân trong địa bàn tỉnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Dịch tễ học – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2019), Dịch tễ học chấn thương, Giáo trình Dịch tễ học I, trang 185 – 202.
2. Bộ Y tế (2016), Niên giám thống kê Y tế 2016, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Võ Hoàng Minh Châu (2021), Kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng chân bằng nắn kín, đóng đinh nội tủy có chốt tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (18/2019), trang 89 - 96.
4. Võ Thị Dễ (2017), Khảo sát đặc điểm bệnh nhân chấn thương điều trị tại các bệnh viện tỉnh Long An, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (10/2017).
5. Mai Đức Dũng (2019), Kết quả điều trị gãy xương bàn ngón tay bằng nẹp vít khóa tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 207(14), trang 243 – 248.
6. Nguyễn Xuân Hoàng (2019), Tình hình bệnh nhân chấn thương sọ não đến khám và điều trị tại khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2018-2019”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (20/2019)
7. Nguyễn Văn Hùng (2017), Sơ cứu ban đầu và kết quả điều trị tai nạn thương tích trẻ em tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 7(3), trang 69-74.
8. Lê Ngân, Lê Thành Tài (2021), Nghiên cứu tình hình chấn thương cơ quan vận động tại phòng khám ngoại trú, khoa chấn thương - chỉnh hình bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2018, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (36/2021), trang 89-95.
9. Đặng Minh Quang (2020), Đặc điểm và kết quả điều trị phẫu thuật kết xương bên trong ở bệnh nhân gãy kín mắt cá Weber B, Tạp chí Y học Việt Nam, 498(1), trang 184-188.
10. Mã Văn Sánh (2016), Đánh giá kết quả đièụ trị gãy kín thân xương đùi bằng đinh SIGN tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, Kỷ yếu Hội nghị KHCN Tuổi trẻ các Trường Đại học Y Dược Việt Nam – Lần thứ XIII 2016, trang 72 – 77.
11. Nguyễn Minh Tâm (2021), Đánh giá công tác cấp cứu trước viện bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2020, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (36/2021), trang 89 - 95.
12. Nguyễn Thị Thắm (2021), Kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương quay bằng nắn bó bột tại bệnh viện Thống Nhất, Tạp chí Y học Việt Nam, 498(2), trang 58 – 62.
13. World Health Organization (2014), Injury and violence - The fact, Geneva – Switzerland.
14. World Health Organization (2018), Global status report on road safety 2018, Geneva – Switzerland.