KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Ngô Thị Dung1,, Nguyễn Thị Thanh Trúc1, Bùi Thị Thanh Thảo1, Lê Thị Thủy1, Nguyễn Thị Thùy Trang1, Nguyễn Bách Xuyên 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thực tập lâm sàng là một phần quan trọng trong các chương trình đào tạo điều dưỡng, trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm thực tế mà không thể đạt được nếu chỉ học lý thuyết hoặc thực tập trên mô hình. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát môi trường thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng đang học tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, lấy mẫu toàn bộ sinh viên điều dưỡng năm cuối, sử dụng bộ câu hỏi tự điền được dịch từ bộ công cụ khảo sát môi trường thực tập của Đại học Cork (Ireland), bộ câu hỏi được dịch bởi 5 chuyên gia và được điều chỉnh sau quá trình khảo sát thử trên 20 sinh viên, nghiên cứu khảo sát trên 10 học phần lâm sàng. Kết quả: Khảo sát 82 sinh viên năm cuối, đánh giá 4 tiêu chuẩn của bộ câu hỏi, tỷ lệ các tiêu chí đánh giá môi trường thực tập đạt ở mức cao (>80%). Còn 14,4% sinh viên phản hồi rằng không được làm quen với các quy trình xử trí cấp cứu thường gặp, 15% sinh viên cho rằng không có sẵn những tài liệu liên quan như sách/báo/tạp chí/tài liệu số/thư viện tại nơi thực tập, không có sự khác biệt về tỷ lệ đạt các tiêu chí giữa các học phần. Kết luận: Hầu hết các tiêu chí đánh giá về môi trường thực tập đều đạt với tỷ lệ cao, tuy nhiên cần giúp sinh viên tiếp cận với quy trình xử trí cấp cứu thường gặp và các tài liệu liên quan đến điều dưỡng tại nơi thực tập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Văn Đồng (2016), Khảo sát thực trạng sinh viên đại học chính quy khóa 3, 4, 5 có việc làm sau khi tốt nghiệp trường đại học điều dưỡng Nam Định, Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. Trần Thị Huyền (2020). Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường thực tập lâm sàng tại đại học quốc tế Hồng Bàng năm 2019. Khoa học Điều dưỡng, 3 (1), 12-18.
3. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2019), Chương trình đào tạo chi tiết đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ngành điều dưỡng (lưu hành nội bộ).
4. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2020), Báo cáo tự Đánh giá Chương trình Đào tạo ngành Điều dưỡng giai đoạn 2015-2020.
5. Hồ Thị Lan Vi (2020). Khảo sát sự hài lòng về môi trường học tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân. Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Duy Tân, 4(41), 128-136.
6. Mai Thị Yến (2018). Khảo sát sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng sau học thực hành mô phỏng tại trung tâm tiền lâm sàng trường đại học điều dưỡng Nam Định, năm 2017. Khoa học Điều dưỡng, 1 (1), 94-101.
7. Ashrafalsadat Hakim (2014). Nursing students’ satisfaction about their field of study. Journal of advances in medical education & professionalism, 2(2), 82.
8. Drasiku Amos, Gross L Janet, Jones Casey & Nyoni N Champion (2021). Clinical teaching of undergraduate nursing students: Are the nurses in practice in Uganda ready?. BMC nursing, 20(1), 4.
9. Manar Nabolsi, Arwa Zumot, Lina Wardam, FaAthieh Abu-Moghli (2012). The experience of Jordanian nursing students in their clinical practice. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 46, 5849-5857.
10. Mikkelsen Kyrkjebø Jane & Hage Ingrid (2005). What we know and what they do: nursing students’ experiences of improvement knowledge in clinical practice. Nurse Education Today, 25(3), 167-175.
11. Nataša Mlinar Reljić, Majda Pajnkihar & Zvonka Fekonja (2019). Self-reflection during first clinical practice: The experiences of nursing students”. Nurse education today, 72, 61-66.
12. Papastavrou Evridiki, Maria Dimitriadou, Haritini Tsangari & Christos Andreou (2016). Nursing students’ satisfaction of the clinical learning environment: a research study. BMC nursing, 15(1), 44.
13. Registered Nurses’ Association of Ontario (2016), Practice Education in Nursing, Toronto, ON: Registered.
14. Saarikoskia Mikko & Leino-Kilpi Helena (2002). The clinical learning environment and supervision by staff nurses: developing the instrument. International journal of nursing studies, 39(3), 259-267.