NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME ACETYLCHOLINESTERASE CỦA CÂY GAI CUA (ARGEMONE MEXICANA L. – PAPAVERACEAE)

Lê Thị Bích Hiền1,, Lê Lộc1, Lê Tuấn Anh2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
2 Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các nghiên cứu tác dụng dược lý cho thấy một số loài thuộc chi Argemone, họ Papaveraceae chứa đựng nhiều hoạt tính sinh học có giá trị như chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm... Loài Gai cua được dùng trong y học cổ truyền nhiều nước. Dịch chiết loài này sở hữu một số tác dụng dược lý như kháng vi sinh vật, chống viêm, ức chế tế bào ung thư, hạ đường huyết… Mục tiêu nghiên cứu: xác định đặc điểm thực vật và hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của loài Gai cua Argemone mexicana L. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Loài Gai cua được xác định đặc điểm soi bột, đặc điểm vi phẫu (của các bộ phận dùng thân, lá) bằng phương pháp nhuộm kép, xác định hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase in vitro bằng phương pháp đo quang của Ellman. Kết quả: Đã xác định đặc điểm vi phẫu, soi bột của loài nghiên cứu, chỉ ra các đặc điểm vi học đặc trưng nhất giúp nhận biết loài Gai cua. Dịch chiết toàn phần và dịch chiết các phân đoạn loài Gai cua có tác dụng ức chế enzyme acetylcholinesterase ở mức độ trung bình với giá trị IC50 trong khoảng 25,29 - 86,66 µg/mL. Dịch chiết chloroform từ lá cây Gai cua ức chế enzyme acetylcholinesterase với giá trị IC50 25,29 ± 0,22 µg/mL. Kết luận: Nghiên cứu đã góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu về mặt vi học và xác định hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của loài Gai cua A. mexicana L.    

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi (2011), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, tr. 993.
2. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 21.
3. Di Giovanni S., Borloz A., Urbain A. et al (2008), In vitro screening assays to identify natural or synthetic acetylcholinesterase inhibitors: thin layer chromatography versus microplate methods, Eur. J. Pharm. Sci., 33(2), pp. 109-119.
4. Ellman G. L., Courtney K. D., Andres V. Jr., Feather-Stone R. M. (1961), A new and rapid colorimetric determination of acetylcholinesterase activity, Biochem. Pharmacol., 7, pp. 88-95.
5. Florence Jimoh, Adeolu Adedapo, Adamu Aliero, Anthony Afolayan (2010), Polyphenolic and biological activities of leaves extracts of Argemone subfusiformis (Papaveraceae) and Urtica urens (Urticaceae), Rev. Biol. Trop., 58(4), pp. 1517-1533.
6. Goutam Brahmachari, Dilip Gorai, Rajiv Roy (2013), Argemone mexicana: chemical and pharmacological aspects, Rev Bras Farmacogn., 23(3), pp. 559-575.
7. Lin H. Q., Ho Michelle T., Lau Lesley S., Wong Kelvin K., Shaw P. C., Wan David C. C. (2008), Anti-acetylcholinesterase activities of traditional Chinese medicine for treating Alzheimer's disease, Chem Biol Interact., 175(1), pp. 352-354.
8. M. Mashiar Rahman, Md. Jahangir Alam, Shamima Akhtar Sharmin, M. Mizanur Rahman, Atiqur Rahman and M. F. Alam (2009), In Vitro Antibacterial Activity of Argemone mexicana L. (Papaveraceae), Chiang Mai Univ. J. Nat. Sci., 8(1), pp. 77-84.
9. Mirtadzadini, M., Akbari, F. & Hatami, E. (2016), Argemone (Papaveraceae), A New Genus For The Flora of Iran, Iran J Bot., 22 (2), pp.79-81.
10. Srivastava N., Sharma R.K., Singh N., Sharma B. (2012), Acetylcholinesterase from human erythrocytes membrane: a screen for evaluating the activity of some traditional plant extracts, Cell. Mol. Biol., 58(1), pp. 160-169.
11. Wirginia Kukula-Koch & Tomasz Mroczek (2015), Application of hydrostatic CCC–TLC– HPLC–ESI-TOF-MS for the bioguided fractionation of anticholinesterase alkaloids from Argemone mexicana L. roots, Anal. Bioanal. Chem., 407(9), pp. 2581-2589.