ĐẶC ĐIỂM KÊ ĐƠN THUỐC VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẤT LỢI LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU

Quách Ngọc Dung1,, Dương Xuân Chữ2, Võ Minh Phương2
1 Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các vấn đề bất lợi liên quan đến thuốc (drug-related problems, DRPs) có thể làm ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả điều trị của bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp nhưng hiện nay có rất ít nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm sử dụng thuốc trong kê đơn và tỷ lệ mỗi loại DRPs trong đơn ngoại trú cho bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 413 đơn thuốc ngoại trú (từ 01/5/2020 đến 31/12/2020) tại các phòng khám nội, khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. DRPs được xác định bằng cách so sánh sự phù hợp các đơn thuốc với các tài liệu tham chiếu. Kết quả: 413 đơn thuốc được khảo sát, trong điều trị đái tháo đường và tăng huyết áp phác đồ phối hợp hai thuốc được sử dụng nhiều nhất (lần lượt là 63,7% và 42,9%). Đối với DRPs, nghiên cứu cho thấy 32,7% đơn có ít nhất 1 DRP. Số đơn có DRPs chiếm tỷ lệ cao nhất liên quan đến liều dùng (23,2%), tiếp theo là các tương tác thuốc quan trọng (19,6%), thời điểm dùng thuốc (18,6%) và cuối cùng là chỉ định thuốc (2,9%). Kết luận: Việc kê đơn thuốc đa dạng, tỷ lệ đơn thuốc có DRPs khá cao. Cần đánh giá ý nghĩa lâm sàng và có biện pháp can thiệp phù hợp với DRPs.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2019), Thông tư 30/2018/TT-BYT về Điều kiện thanh toán các thuốc hóa dược, sinh phẩm cho người tham gia BHYT.
4. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2, ban hành kèm theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Đoàn Thị Thu Hương (2015), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tuýp 2 tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Nhã Phương (2020), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2019, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. American Diabetes Association (2019), Standards of medical care in diabetes, Diabetes Care. 37(l1), pp.14-80.
8. Belayneh K. (2020), Magitude and determinants of drug therapy problems among type 2 diabetes mellitus patients with hypertension in Ethiopia, SAGE Open Medicine. 8(2), pp.534–538.
9. Hasniza Zaman Huri et.al. (2013), Drug related problems in type 2 diabetes patients with hypertension: a cross-sectional retrospective study, BMC Endocrine Disorders. 13(2), pp.244–250.
10. Haymen A. (2019), Assessment of drug-related problems among type 2 diabetic patients on sfollow up at Hiwot Fana Specialized University Hospital, Harar, Eastern Ethiopia, BMC Reasearch Notes. 12(1), pp.771.
11. Henok G. (2019), Medication-related quality of life among Ethiopian elderly patients with polypharmacy: A cross-sectional study in an Ethiopia university hospital, Plos one. 14(3), pp.220–226.
12. J.W. Foppe van Mil, Nejc Horvat (2019), Classification for Drug related problems, Pharmaceutical Care Network Europe Association, V9.00.
13. World Health Organization (2017), Country and region data on diabetes and hypertension.
14. Yohanes A.(2018), Assessment of drug related problems among type 2 diabetes mellitus patients with hypertension in Hiwot Fana Specialized University Hospital, Harar, Eastern Ethiopia, BMC Reasearch Notes, Volume 9, pp.65–70.