BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CHO DƯỢC LIỆU HOA ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea L., Fabaceae) ĐƯỢC THU HÁI TẠI CẦN THƠ

Nguyễn Quốc Thắng1, Phùng Thị Trang1, Phùng Thị Trang1, Lê Thị Ngoan1, Phạm Trịnh Thái Bình1, Hoàng Triều Như Ý1, Trần Thị Trâm Anh1, Lê Thanh Vĩnh Tuyên1, Nguyễn Thị Trang Đài1, Thạch Trần Minh Uyên1,
1 Trường Đại học Y Dược CầnThơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay hoa Đậu biếc (Clitoria ternatea L., Fabaceae) được sử dụng rất nhiều ở nước ta nhưng Dược điển Việt Nam V vẫn chưa có chuyên luận riêng. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả đặc điểm hình thái, vi học và định danh cây Đậu biếc; 2). Định tính bằng phương pháp hóa học, sắc ký lớp mỏng; 3). Định lượng anthocyanin toàn phần và hoạt tính chống oxy hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hoa Đậu biếc được thu hái tại thành phố Cần Thơ (mẫu tươi và mẫu khô). Đặc điểm hình thái được quan sát trực quan, đặc điểm vi học được quan sát dưới kính hiển vi bằng phương pháp nhuộm kép carmin-lục iod. Định tính dựa trên quy trình phân tích của Ciuley có cải tiến. Định lượng anthocyanin toàn phần bằng phương pháp pH vi sai và hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH. Kết quả: Định danh được cây Đậu biếc thuộc họ Đậu (Faboideae), chi Đậu biếc (Clitoria), loài Clitoria ternatea L. thông qua đặc điểm hình thái và vi học. Kết quả định tính hoa Đậu biếc có các nhóm hợp chất như triterpenoid, flavonoid, đường 2-desoxy, anthocyanosid, saponin, các chất khử và polyuronic. Hàm lượng anthocyanin toàn phần tính trên dược liệu khô kiệt nằm trong khoảng 0.1276 % - 0.2866 % tùy theo đối tượng mẫu và dung môi chiết. Khả năng chống oxy hóa của hoa Đậu biếc tươi là tương đối tốt với IC50 là 396.635 ppm. Kết luận: Hoa Đậu biếc (Clitoria ternatea L., Fabacea) thu hái tại thành phố Cần Thơ được mô tả đặc điểm hình thái, vi học, định tính và định lượng từ đó xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Andrey A. Sinjushin, Ali Bagheri, Ali A. Maassoumi, Mohammad R. Rahiminejad (2015). Terata of two legume species with radialized corolla: some correlations in floral symmetry, Plant Systematics and Evolution, 301, 2387–2397.
2. Archna Karel, Hanwant Kumar and Bhaswati Chowdhary (2018). Clitoria ternatea L. A Miraculous Plant. International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences.
3. Birla Kshetrimayum (2017). A Review on Clitoria ternatea (Linn.): Chemistry and Pharmacology. Medicinal Plants and its Therapeutic Uses, OMICS International, 82-98.
4. Georgianna K. Oguis, Edward K. Gilding, Mark A. Jackson and David J. Craik (2019). Butterfly Pea (Clitoria ternatea), a Cyclotide-Bearing Plant With Applications in Agriculture and Medicine.Frontiers in Plant Science.
5. Gollen B, Mehla J and Gupta P (2018). Clitoria ternatea Linn: A Herb with Potential Pharmacological Activities: Future Prospects as Therapeutic Herbal Medicine. Journal of Pharmacological Reports.
6. Khatoon S, Irshad S, Rawat AK and Misra PK (2015). Comparative Pharmacognostical Studies of Blue and White Flower Varieties of Clitoria ternatea L.. Pharmacognosy & Natural Products.
7. Md. Bakhtiar Lijon, Nigar Sultana Meghla, Eleas Jahedi, Md. Abdur Rahman, Ismail HossainLijon (2017). Phytochemistry and pharmacological activities of Clitoria ternatea, International Journal of Natural and Social Sciences, 3-5.
8. Selvamaleeswaran Ponnusamy, Wesely Ebenezer Gnanaraj, Johnson Marimuthu Antonisamy (2014). Flavonoid profile of Clitoria ternatea Linn. Traditional Medicine Journal.