GIÁ TRỊ CỦA CYSTATIN C HUYẾT THANH TRONG ƯỚC ĐOÁN ĐỘ LỌC CẦU THẬN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Nguyễn Hồng Hà1,, Nguyễn Thị Lệ2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Việc phát hiện sớm những thay đổi trên thận ở bệnh nhân THA bằng cách đánh giá độ lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, có giá trị dự báo cho bệnh lý và tử vong trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ và giá trị của Cystatin C huyết thanh trong ước đoán độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên nhóm chứng gồm 100 đối tượng có các giá trị huyết áp và độ lọc cầu thận bình thường và 304 bệnh nhân tăng huyết áp (THA). Phân tích các mối tương quan, hồi quy, tính diện tích dưới đường cong ROC cho nồng độ Cystatin C huyết thanh bằng SPSS. Kết quả: Nồng độ Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân THA là 1,7±0,7 mg/L cao hơn nhóm chứng 0,84 ± 0,09mg/L (p<0,001). Cystatin C có độ nhạy, độ đặc hiệu, ROC cao trong dự đoán giảm GFR <60ml/phút/1,73m2 theo xạ hình thận (93,94%; 87,5%; ROC 0,936; p<0,001). Tăng nồng độ Cystatin C là yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán giảm GFR <60 ml/phút/1,73m2. phương trình hồi qui từ ScysC để ước đoán mGFR=81,6 x ScysC-0,892 có giá trị chẩn đoán chính xác là 99%. Kết luận: ScysC ở bệnh nhân THA là 1,7 ± 0,7mg/L cao hơn có ý nghĩa so với nhóm người trưởng thành không THA, p<0,001. Tại điểm cắt ScysC=1,42mg/L, Scr=1,37mg/dL thì ScysC đều có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt hơn Scr cho chẩn đoán mGFR mGFR<60mL/phút/1,73m2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Lệ (2007), Đánh giá độ lọc cầu thận bằng phương pháp đo độ thanh lọc Creatinin 24 giờ và Cystatin C huyết thanh, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Thái Thanh Tâm (2017), Đánh giá độ lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh trên bệnh nhân ghép thận, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Xuân Phách (2012), “Nghiên cứu về thận”, Y học hạt nhân trong chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản y học, tr.216-229.
4. Filler G., et al. (2005), Cystatin C as a marker of GFR--history, indications, and future research, Clin Biochem, 38(1), pp.1-8.
5. Kidney Disease Improving Global Outcomes (KDIGO) (2012), Blood Pressure Work Group. KDIGO clinical practice guideline for the management of blood pressure in chronic kidney disease, Kidney International Supplements,2(5), pp.337-414.
6. Kidney Disease Improve Global Outcomes (2013), Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease, Kidney International Supplements, Vol 3, Issue 1, pp.128-133.
7. Noora Ristiniemin (2014), Quantification and Clinical relevance of Cystatin C, University of Turku, Finland.
8. Olzer B.A., Baykal A., Dursun B., el al. (2009), Can cystatin C be a marker for the early detection of renal damage in primary hypertensive patients?, Renal Failure, 27, p.247-253.
9. Xunhui X., Jianzhou Z., (2004), Clinical value of serum cystatin C by Elisa for estimation of glomerular filtration rate, Journal of Clinical Laboratory Analysis, Vol 18, Issue 2, pp.61-64.
10. United Stated Department of Health and Human Services (2014), “The Eighth Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure”, JAMA, Vol 311 (5), pp.507-520.
11. United States Renal Data System (2019), Chronic kidney diseases in the general population, Atlas CKD, AJKD, Vol 75, 1, pp.1-2.