NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ DỰ ĐOÁN, CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN GIẬT Ở SẢN PHỤ CÓ NGUY CƠ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019 – 2021

Lê Thị Ngọc Xuyên1,, Lưu Thị Thanh Đào1, Trần Khánh Nga1, Võ Thị Ánh Trinh 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Tiền sản giật - sản giật là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ chiếm tỉ lệ khoảng từ 2 – 10%. Đây là bệnh lý có nhiều biến chứng cả mẹ và thai, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, tử vong chu sinh trên toàn thế giới. Những ảnh hưởng của tiền sản giật - sản giật có thể được hạn chế thông qua dự báo và dự phòng bệnh nhằm làm giảm bệnh suất và tử suất cho cả mẹ và thai nhi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thai phụ có có nguy cơ cao gây tiền sản giật ở tuổi thai 11 - 13+6 tuần và đánh giá kết quả chẩn đoán, kết cục thai kỳ của sản phụ bị tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả thai phụ có tuổi thai từ 11 - 13+6 tuần có nguy cơ cao TSG, đồng ý khảo sát tầm soát TSG tại Bệnh viện Phụ sản Thành Phố Cần Thơ. Mô tả cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ tháng 05/2019 đến tháng 4/2021, chúng tôi ghi nhận có 1087 sản phụ được tầm soát TSG trong quý I thai kỳ, trong đó có 567 trường hợp có nguy cơ cao TSG được tầm soát TSG tại Khoa Khám, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Trong đó có 264 trường hợp có nguy cơ hình thành TSG <37 tuần (46,6%), 87 trường hợp có nguy cơ hình thành TSG <34 tuần (15,3%) và có 43 ca diễn tiến thành TSG (3,95%). Kết luận: Có thể tiếp cận sàng lọc TSG sớm cùng với thời điểm sàng lọc dị tật bẩm sinh ngay từ thời điểm 11 tuần đến 13+6 tuần bằng phối hợp yếu tố nguy cơ mẹ, HATB, PlGF và siêu âm Doppler động mạch tử cung chỉ số xung PI để có chiến lược can thiệp dự phòng sớm ngay cuối quý I thai kỳ và có chế độ quản lý thai kỳ hợp lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Đức, Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Trần Mạnh Linh, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Cao Ngọc Thành (2014), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và giá trị Doppler động mạch tử cung trong dự báo tiền sản giật ở tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, Tạp chí Phụ sản, 12(1), tr.46–49.
2. Lê Lam Hương (2014), Mối liên quan giữa protein niệu với một số chỉ số sinh hóa ở thai phụ tiền sản giật, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 20, số 5 (2016).
3. Trần Mạnh Linh (2020), Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật - sản giật bằng xét nghiệm PAPP-A, siêu âm doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế.
4. Cao Ngọc Thành, Võ Văn Đức, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Trương Quang Vinh, Nguyễn Viết Nhân, Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Trần Mạnh Linh (2015), Mô hình sàng lọc bệnh lý tiền sản giật tại thời điểm 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày thai kỳ dựa vào các yếu tố nguy cơ mẹ, huyết áp động mạch trung bình, PAPP-A và siêu âm doppler động mạch tử cung, Tạp chí Phụ sản 13(3), tr.38-46.
5. Nguyễn Thị Bích Vân (2014), Giá trị của siêu âm doppler động mạch tử cung ở tuổi thai 1113 tuần 6 ngày ở sản phụ thai nghén nguy cơ cao trong dự đoán sớm tiền sản giật. Tạp chí Phụ sản, 12(2), tr.79-82, 2014.
6. Akolekar R., Syngelaki A., Sarquis R. et al. (2011), Prediction of early, intermediate and late pre-eclampsia from maternal factors, biophysical and biochemical markers at 11-13 weeks, Prenat Diagn, 31(1), pp.66-74.
7. James D.K. (2011), Hypertension, High Risk Pregnancy: Management Options. 4 th, Saunders/Elsevier, Philadelphia, PA, pp.599-626.
8. Khan K.S., Wojdyla D., Say L. et al. (2006), WHO analysis of causes of maternal death: a systematic review, The Lancet, 367(9516), pp.1066-1074.
9. Michel Odent (2015), Preeclampsia as a Maternal-Fetal Conflict, www.medscape.com, truy cập ngày 24/7/2015.
10. Poon L.C.Y., Kametas N.A., Valencia C. et al. (2012), Hypertensive Disorders in Pregnancy: Screening by Systolic Diastolic and Mean Arterial Pressure at 11–13 Weeks, Hypertens Pregnancy, 30(1), pp.93-107.
11. Say L., Chou D., Gemmill A. et al. (2014), Global causes of maternal death: a WHO systematic analysis, Lancet Glob Health, 2(6), pp.e323-e333.