ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG CƯỜI VÀ CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP NỤ CƯỜI QUA ẢNH CHỤP KĨ THUẬT SỐ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019

Nguyễn Huỳnh Minh Ngọc1,, Nguyễn Trọng Tính1, Nguyễn Vân Anh1, Huỳnh Hửu Trang Thanh1, Trương Nguyễn Phương Uyên1, Mai Thanh Đạt1, Phạm Hải Đăng1, Đỗ Thị Thảo 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của nụ cười. Nghiên cứu phân bố của các yếu tố thẩm mỹ nụ cười ở người Việt Nam và sự khác nhau của các yếu tố đó ở hai giới cung cấp thêm các số liệu quan trọng trong việc dự đoán kết quả điều trị nha khoa. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát sự phân bố 4 yếu tố thẩm mỹ nụ cười theo giới của sinh viên năm 1, 2. Cảm nhận của sinh viên về vẻ đẹp nụ cười qua ảnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 100 sinh viên năm nhất năm học 2018-2019 (58 nam và 42 nữ) Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thu thập các chỉ số: Loại đường cười, mức độ lộ răng khi cười, cung cười và dạng đường cong môi trên, đồng thời tham khảo ý kiến của các sinh viên trong và ngoài khoa Răng Hàm Mặt về vẻ đẹp nụ cười. Kết quả: Ở nam, đường cười cao (loại 2) chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), ở nữ loại đường cười chiếm tỉ lệ cao nhất là đường cười trung bình (loại 3) (50%). Ở cả nam và nữ, dạng cung cười song song chiếm tỉ lệ cao nhất (46,6% và 61,9%). Ở nam, đường cong môi trên ngang chiếm tỉ lệ cao nhất 41,4%. Ở nữ, đường cong môi trên hướng lên chiếm tỉ lệ cao nhất 38,1%. Có sự tương đồng về cảm nhận vẻ đẹp nụ cười cả 2 nhóm đối tượng sinh viên. Nụ cười đường cong môi trên hướng lên, đường cong môi trên thẳng được đánh giá là đẹp nhất. Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp được một vài số liệu về các chỉ số thẩm mỹ nụ cười trên người Việt Nam tuổi từ 18 đến 25 đồng thời cho thấy sinh viên ngành Răng Hàm Mặt có đánh giá về thẩm mỹ nụ cưới khắt khe hơn so với sinh viên ngành khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Tử Hùng, Phạm Thị Hương Loan (2000), “Nghiên Cứu Đặc Điểm Hình Thái Cung Răng Người Việt - So Sánh Với Người Ấn Độ Và Trung Quốc”, Tuyển Tập Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học, tr.95-105.
2. Nguyễn Thị Bích Lý (1999), Phân Loại Các Kiểu Cười, Cập Nhật Nha Khoa, tr.28-32.
3. Trần Thị Nguyên Ny (2004), “Đường cười trên 90 sinh viên Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh”, Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, tr.36-44.
4. Nguyễn Bích Vân (2004), Tạo Thẩm Mỹ Nướu, Cập Nhật Nha Khoa, tr.17-25.
5. C. McLeod, H. W. Fields, F. Hechter, W. Wiltshire, W. Rody Jr. and J. Christensen (2011), Esthetics and smile characteristics evaluated by laypersons: a comparison of Canadian and US data, The Angle Orthodontist, pp.198-205.
6. C. Pinzan-Vercelino, M. C. Ferreira, F. S. Bramante (2020), Comparison of gingival display in smile attractiveness among restorative dentists, orthodontists, prosthodontists, periodontists, and laypeople, J Prosthet Dent, pp.314-321.
7. Liébart M.F., Borghetti A., Monnet-Corti (2004), Smile Line and Priodontum Visibility,Vol.1, pp.17-25.
8. N. Talic, S. Alomar, and A. Almaidhan (2013), Perception of Saudi dentists and lay people to altered smile esthetics, Saudi Dental Journal, pp.13-21.
9. Rajesh Balani, Upendra Jain, Amitabh Kallury, Gurmukh Singh (2014), Evaluation of smile esthetics in Central India, APOS Trends in Orthodontics, pp.162-168.
10. Stefano Del Monte, Kelvin I Afrashtehfar (2017), Lay preferences for dentogingival esthetic parameters: A systematic review, J Prosthet Dent, pp.717-724.
11. Sarver DM, Ackerman MB. (2003), Dynamic smile visualization and quantification, Evolution of the concept and dynamic records for smile capture, part 1, pp.4-12.