KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA LÁ VỐI (CLEISTOCALYX OPERCULATUS ROXB.), MYRTACEAE

Lý Hồng Hương Hà1,, Trần Thị Thu Hằng1, Võ Thị Bích Ngọc 1
1 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Lá cây Vối Cleistocalyx operculatus Roxb., họ Sim (Myrtaceae) từ lâu đã được dùng làm thức uống truyền thống của người dân Việt Nam. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây Vối có tác dụng trong điều trị các bệnh như đầy bụng, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và các hoạt tính sinh học của lá Vối. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết lá Vối bằng phương pháp DPPH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá Vối được phân tích thành phần hóa học theo phương pháp Ciulei. Bột nguyên liệu khô được chiết ngấm kiệt với cồn 70% và lắc phân bố với các dung môi n-hexan, cloroform, ethyl acetat thu cao toàn phần và các cao phân đoạn. Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá bằng thử nghiệm bắt gốc tự do DPPH. Kết quả: Thành phần hóa học của lá Vối có sự hiện diện của các nhóm hợp chất flavonoid, polyphenol, tinh dầu, chất khử, triterpenoid tự do, hợp chất polyuronic, acid hữu cơ  và carotenoid. Các cao chiết đều có hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và cao phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính cao nhất (82,05%). Kết luận: Lá Vối chứa các nhóm hợp chất hữu cơ flavonoid, polyphenol, tinh dầu, chất khử, triterpenoid tự do, hợp chất polyuronic, acid hữu cơ  và carotenoid. Các cao chiết từ lá Vối, đặc biệt cao ethyl acetat đã được chứng minh có hoạt tính chống oxy hóa mạnh bằng thử nghiệm quét gốc tự do DPPH.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr.1065-1067.
2. Bùi Thị Hồng Chiên, Nguyễn Vân Hương, Lâm Phạm Phước Hùng, Nguyễn Thị Vân Anh, Cao Ngọc Huyền và cộng sự (2020), Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa và kháng khuẩn của acid Masilinic phân lập từ lá vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. And Perry, Tạp chí Công nghệ sinh học Y Dược, tr.770-775.
3. Hoàng Thị Trúc Quỳnh, Nguyễn Thị Minh Thôi, Trần Thị Thu Hương (2017), Đánh giá hiệu quả hỗ trợ trích ly polyphenol từ lá vối bằng hai phương pháp: siêu âm và xử lý bằng enzyme cellulase, Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến, tập 5 số 4, tr.100-105.
4. Alhakmani F, Kumar S, Khan SA (2013). Estimation of total phenolic content, in-vitro antioxidant and anti-inflammatory activity of flowers of Moringa oleifera. Asian Pac J Trop Biomed, 3(8):623-627.
5. Dung N. T., Bajpai V. K., Yoon J.I., Kang S.C. (2009), Anti – inflammatory effects of essential oil isolated from the bud of Cleitocalyx operculatus (Roxb.) Merr., et Perry, Food and Chemical toxicology 47 (2), pp.449-453.
6. Lee MT, Lin WC, Yu B, Lee TT (2017). Antioxidant capacity of phytochemicals and their potiential effects on oxidative status in animal – A review. Asian – Australasian Journal of Animal Sciences, 30(3):299-308.
7. Min B.-S., Thu C.V., Dat N. T., Dang N. H., Jang H.-S., Hung T.M. (2008), Antinoxidative flavinoids from Cleitocalyx operculatus buds, Chemical pharmaceutical Bulletin 56(12), pp.1725-1728.
8. Panche AN, Diwan AD, Chandra SR (2016). Flavonoids: an overview. Journal of Nutritional Science, 5:e47.
9. Sen, S., Chakraborty, R. (2011), The role of antioxidants in human health, p1-37.
10. Xu DP, Li Y, Meng X, Zhou T, Zhou Y, Zheng J, Zang JJ, Li HB (2017). Natural antioxidants in foods and medical plants: extraction, assessment and resource. International Journal of Molecular Sciences; 18(1):96.