KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH VỀ HIẾN, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Phạm Tuấn Đạt1,, Phí Thị Hồng Ngọc2, Trần Huy Mạnh1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết, lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết. Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép. Tại Việt Nam, hiểu biết về hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người còn nhiều hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kiến thức, thái độ của sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Bình về hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kiến thức và thái độ của 618 sinh viên đang học tại trường Đại học Y Dược Thái Bình về hiến, ghép mô bộ phận cơ thể người. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 21,99 ± 1,56 tuổi, đa số dân tộc Kinh (83,8%); Tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt, trung bình và hạn chế về ghép mô, bộ phận cơ thể người lần lượt ở mức tốt là 2,6%, mức khá là 79,8% và trung bình là 17,6%. Sự khác biệt giữa về kiến thức giữa các năm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Có 54,4% sinh viên được hỏi sẵn sàng tham gia hiến mô, bộ phận cơ thể người khi có nhu cầu; 5,6% không sẵn sàng tham gia. Kết luận: Sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Bình có kiến thức về hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở mức khá, số ít có không sẵn sàng tham gia hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể khi có nhu cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đồng Văn Hệ và cộng sự (2014), “Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội về hiến tạng và ghép tạng”, Đề tài khoa học công nghệ cơ sở, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
2. Trịnh Hồng Sơn (2017), “Tình hình ghép tạng tại một số nước trên thế giới”, Hoạt động của trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người giai đoạn 29/6/2013- 31/12/2016, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. GM Abouna (2008), “Organ shortage crisis: problems and possible solutions”, Transplant Proc, 40 (1), pp.34-38.
4. Banas B, Eckert M, Gruber H et al. (2013), “Level of information of students at the University of Regensburg concerning organ donation and transplantation--informed or not informed consent in organ donation”, Dtsch Med Wochenschr, 138(15), pp.775-80.
5. Usha Bapat, Prashanth G Kedlaya, Gokulnath (2010), “Organ donation, awareness, attitudes and beliefs among post graduate medical students”, Saudi J Kidney Dis Transpl, 21(1), pp.174-80.
6. J X Chen, T M Zhang, F L Lim et al. (2006), “Current knowledge and attitudes about organ donation and transplantation among Chinese university students”, Transplant Proc, Nov, 38(9), pp. 2761-2765.
7. Fugen Goz, Mustafa Goz, Medine Erkan (2006), “Knowledge and attitudes of medical, nursing, dentistry and health technicianstudents towards organ donation: a pilot study”, J Clin Nurs, 15(11), pp.1371-1375.
8. S Liu, C Liu, X Cao, B Shang et al. (2013), “The difference in the attitude of Chinese and Japanese college studentsregarding deceased organ donation”, Transplant Proc, 45(6), pp.2098-2101.