NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA HẠ NATRI MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Nguyễn Phan Nguyên Dương1,, Trần Viết An1, Bùi Thế Dũng2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim là một trong những vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu. Tình trạng hạ natri máu có liên quan chặt chẽ với suy tim và là một yếu tố độc lập dự đoán khả năng diễn tiến xấu cho bệnh nhân suy tim trong thời gian nằm viện, đặc biệt ở nhóm có phân suất tống máu giảm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mức độ hạ natri máu, một số yếu tố liên quan và khả năng tiên lượng diễn tiến bệnh nặng của tình trạng natri máu ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ hạ natri máu là 37%; mức độ hạ natri máu nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 60%, 25%, 15%; có sự tương quan giữa nồng độ natri máu và biểu hiện sung huyết, huyết áp tâm thu và phân độ NYHA. Giá trị nồng độ natri máu trong tiên lượng diễn tiến nặng ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm  tại điểm cắt 130 mmol/L có độ nhạy 98,8%, độ đặc hiệu 54,2%, giá trị AUC 0,799.  Kết luận: Tình trạng hạ natri máu có khả năng tiên lượng biến cố diễn tiến nặng ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Emmons-Bell S., Johnson C., Roth G. Prevalence, incidence and survival of heart failure: a systematic review. BMJ Heart Journals. 2022. 108, 1351-1360, DOI:10.1136/heartjnl-2021320131.
2. Choi J. S., Kim C. S., Bae E. H., Ma S. K., Ahn Y. K., et al. Prognostic impact of hyponatremia occurring at various time points during hospitalization on mortality in patients with acute myocardial infarction. Medicine (Baltimore). 2017. 96, 8, DOI: 10.1097/MD.0000000000007023.
3. Donzé J. D., Beeler P. E., Bates, D. W. Impact of hyponatremia correction on the risk for 30-day readmission and death in patients with congestive heart failure. American Journal of Medicine. 2016. 129, 836-42, DOI: 10.1016/j.amjmed.2016.02.036.
4. Konstam M. A., Gheorghiade M., Burnett J. C., Grinfeld L., Maggioni A. P., et al. Effects of oral tolvaptan in patients hospitalized for worsening heart failure: the EVEREST Outcome Trial. JAMA Intern Med. 2007. 297, 1319-31, DOI: 10.1001/jama.297.12.1319.
5. Gheorghiade M., Rossi J. S., Cotts W., Shin D. D., Hellkamp A. S., et al. Characterization and Prognostic Value of Persistent Hyponatremia in Patients With Severe Heart Failure in the ESCAPE Trial. ARCH INTERN MEDICAL. 2007. 167, 1998-2005, DOI: 10.1001/archinte.167.18.1998.
6. Cardiology ESo. Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. European Heart Journal. 2021. 42, 3599-726.
7. Đỗ Thị Nam Phương, Nguyễn Anh Duy Tùng. Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 41-42.
8. Nguyễn Ngọc Thanh Vân. Khảo sát điều trị suy tim theo khuyến cáo của hội tim Châu Âu 2016.
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2021. 25, 35-41.
9. Turecamo S. E., Xu M., Dixon D., Powell-Wiley T. M., Mumma M. T., et al. Association of Rurality With Risk of Heart Failure. JAMA Cardiol. 2023. 8, 231-9, DOI: 10.1001/jamacardio.2022.521.
10. Şorodoc V., Asaftei A., Puha G., Ceasovschih A., Lionte C., et al. Management of Hyponatremia in Heart Failure: Practical Considerations. J Pers Med. 2023. 13, 140, DOI: 10.3390/jpm13010140.
11. Soni S., Panwar Y., Bharani A. Do we need a simplified model to predict outcomes in patients hospitalized with Acute Decompensated Heart Failure? Results from The Role of Sodium in
Heart Failure Outcomes Prediction (‘SHOUT-PREDICTION’) study. Indian Heart J. 2021. 73, 458-63, DOI: 10.1016/j.ihj.2021.06.007
12. Saepudin S., Ball P. A., Morrissey H. Hyponatremia during hospitalization and in-hospital mortality in patients hospitalized from heart failure. BMC Cardiovascular Disorders. 2015. 15, DOI: 10.1186/s12872-015-0082-5.
13. Su Y., Ma M., Zhang H., Pan X., Zhang X., et al. Prognostic value of serum hyponatremia for outcomes in patients with heart failure with preserved and reduced ejection fraction: An observational cohort study. Experimental and Therapeutic Medicine. 2020. 20(5), 1792-801, DOI: 10.3892/etm.2020.9231.
14. Nguyễn Tất Trung, Nguyễn Thị Bích Vân. Nghiên cứu nồng độ natri máu ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Tài liệu Hội nghị Tim mạch Việt Nam lần thứ III. 2018.
15. Abdin A., Anker S. D., Butler J., Coats A. J. S., Kindermann I., et al. 'Time is prognosis' in heart failure: time-to-treatment initiation as a modifiable risk factor. ESC Heart Fail. 2021. 8, 444453, DOI: 10.1002/ehf2.13646
16. Lê Nhật Thảo. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim sung huyết có hạ natri máu. Trường Đại học Y Dược Huế. 2020.45-46.