ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ VÚ CÓ BỘ BA DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH ÂM TÍNH TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

Nguyễn Thị Tuyền1,, Đặng Thị Huệ1, Hồ Thị Nguyên Sa1, Nguyễn Văn Thanh2, Lê Ngọc Ánh2
1 Trường Đại Học Kỹ Thuật Y – Dược Đà Nẵng
2 Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư vú là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ, là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các ung thư. Theo Globocan 2020 gần 2,26 triệu ca chẩn đoán mới, chiếm khoảng 11,7% tổng số bệnh lý ung thư. Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét đặc điểm mô bệnh học ung thư vú bộ ba âm tính theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới 2012. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 127 mẫu bệnh phẩm trên bệnh nhân nữ ung thư biểu mô vú được điều trị phẫu thuật cắt vú và có kết quả hóa mô miễn dịch bộ ba âm tính tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,29±14,32 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất là 50-59 chiếm tỷ lệ 26,8%. Có 6 típ mô bệnh học: UTBM xâm nhập NST, UTBM chuyển sản, UTBM với đặc điểm tủy, UTBM tiểu thùy xâm nhập, UTBM nhày, UTBM vi nhú. Trong đó UTBM xâm nhập NST là típ mô học có tỷ lệ cao nhất (90,6%), ba típ mô học có tỷ lệ thấp nhất là UTBM vi nhú, UTBM nhày và UTBM tiểu thùy xâm nhập (0,8%). Độ mô học III chiếm tỷ lệ cao nhất (63,8%), không đó trường hợp nào có độ mô học I. Có 33% các trường hợp có di căn hạch trong đó phần lớn là di căn 1-3 hạch (22,8%). Chỉ số Ki67 cao chiếm 91,3%; chỉ số Ki67 thấp chiếm 8,7%. Kết luận: Ung thư vú bộ ba âm tính nhóm tuổi hay gặp nhất là 50-59. UTBM xâm nhập NST là típ mô học có tỷ lệ cao nhất. Độ mô học III thường gặp nhất. Đa số các trường hợp ung thư vú bộ ba âm tính không có di căn hạch. Chỉ số Ki67 cao chiếm tỷ lệ cao nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chủ (2017), Nghiên cứu áp dụng phân loại phân tử ung thư biểu mô tuyến vú bằng phương pháp hóa mô miễn dịch, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Duyên (2016), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, và hóa mô miễn dịch của ung thư biểu mô vú bộ ba âm tính, Đại học Y Hà Nội.
3. Phùng Thị Huyền, Trần Văn Thuấn (2016), “Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học bệnh nhân ung thư vú có bộ ba thụ thể âm tính ER (-), PR (-), HER 2 (-) giai đoạn 2005-2007 tại Bệnh viện K”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 1, tr.15-18.
4. Cernea. Ana, Juan Luis Fernández-Martínez, Enrique J deAndrés-Galiana, et al. (2016), “Analysis of clinical prognostic variables for triple negative breast cancer histological grading and lymph node metastasis”, Journal of medical informatics and decision making, 1(1), pp.14-36.
5. Chacón.R. D và Costanzo M.V (2020), “Triple-negative breast cancer”, Breast Cancer Res, 12
(2), 3.
6. Dent.R, Trudeau.M, K. I. Pritchard, et al. (2007), “Triple-negative breast cancer: clinical features and patterns of recurrence”, Clin Cancer Res, 13(15), pp. 4429-34.
7. GLOBOCAN (2020), https://gco.iarc.fr/.
8. Pruneri. G, Gray. K. P, Vingiani. A, et al. (2016), “Tumor-infiltrating lymphocytes (TILs) are a powerful prognostic marker in patients with triple-negative breast cancer enrolled in the IBCSG phase III randomized clinical trial 22-00”, Breast Cancer Res Treat, 158(2), pp.323-31.
9. Wang. C, Kar. S, Lai. X, et al. (2018), “Triple negative breast cancer in Asia: An insider's view”, Cancer Treat Rev, 62, pp.29-38.
10. Zhao. S, Ma. D, Xiao. Y, et al. (2018), “Clinicopathologic features and prognoses of different histologic types of triple-negative breast cancer: A large population-based analysis”, Eur J Surg Oncol, 44(4), pp. 420-428.