MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH SỐNG SÓT SAU ĐỘT QUỴ NÃO VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC

Lê Thị Trang1,, Võ Thị Ngọc Hà1, Phạm Thị Thúy1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Nghiên cứu về nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc người bệnh đột quỵ là cơ sở để đưa ra các chương trình, nội dung phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm người bệnh sống sót sau đột quỵ não và nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc người bệnh. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 64 người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022. Phép kiểm Mann - Whitney, kiểm định Spearman để xác định các mối liên quan giữa các biến. Kết quả: Mức độ độc lập của người bệnh có liên quan nghịch với nhu cầu giáo dục sức khỏe tại thời điểm xuất viện của người chăm sóc (r = -0,26, p < 0,05). Kết luận: Đối với những người bệnh sống sót sau đột quỵ não có nhiều di chứng, ảnh hưởng tới các chức năng sinh hoạt, vận động, di chuyển thì hoạt động giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc trực tiếp cần phải được ưu tiên hơn. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Lan Anh (2019), “Nhu Cầu Chăm Sóc Điều Dưỡng Tại Nhà Của Gia Đình Người Bệnh Đột Quỵ Não Khi Xuất Viện và Một Số Yếu Tố Liên Quan Tại Bệnh Viện Quân Y 103.” Tạp Chí y Học Thực Hành, 1106(8), tr.36-39.
2. Nguyễn Thị Như Mai (2013), “Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan tới mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh tai biến mạch máu não khi xuất viện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương”, Đại Học y Tế Công Cộng Hà Nội.
3. American Stroke Association (2022), “Types of Stroke”.
4. Chen, Langduo, et al. (2016), “First-Time Stroke Survivors and Caregivers’ Perceptions of Being Engaged in Rehabilitation”, Journal of Advanced Nursing, 72(1), pp.73-84.
5. Farahani, Mansoureh Ashghali, et al. (2020), “Investigating the Needs of Family Caregivers of Older Stroke Patients: A Longitudinal Study in Iran”, BMC Geriatrics, 20(1), pp.313.
6. Hinojosa, Melanie Sberna, and Maude Rittman (2009), “Association between Health Education Needs and Stroke Caregiver Injury”, Journal of Aging and Health, 21(7), pp.1040-58.
7. Kaseke, F., et al. (2019), Supporting Survivors of Stroke in Low Resource Settings. In New Insight into Cerebrovascular Diseases-An Updated Comprehensive Review, IntechOpen.
8. Koton, S., et al. (2010), “Derivation and Validation of the Prolonged Length of Stay Score in Acute Stroke Patients.” Neurology, 74(19), pp.1511-16.
9. Mahoney, Florence I. (1965), “Functional evaluation: the Barthel index”, Maryland state medical journal, pp.61-65.
10. Tsai, Pei-Chun, et al. (2015), “Needs of Family Caregivers of Stroke Patients: A Longitudinal Study of Caregivers’ Perspectives”, Patient Preference and Adherence, 9, pp.449-57.