NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TÂM THU THẤT BẰNG SÓNG CAO TẦN

Hoàng Huy Liêm1,, Lê Ngọc Khánh Linh2
1 Bệnh viện Đà Nẵng
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Ngoại tâm thu thất là một rối loạn nhịp tim thường gặp trên lâm sàng. Phương pháp điều trị ngoại tâm thu thất bằng triệt đốt qua đường ống thông sử dụng năng lượng sóng cao tần có ưu điểm vượt bậc so với các thuốc chống loạn nhịp ở chỗ: điều trị mang tính triệt để với tỉ lệ thành công cao và tỉ lệ biến chứng thấp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị ngoại tâm thu thất bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có theo dõi trên 62 bệnh nhân ngoại tâm thu thất tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2022. Kết quả: Tỉ lệ thành công là 93,5%; tỉ lệ thất bại là 6,5%; có 6 vị trí ở đường ra thất phải khởi phát ngoại tâm thu thất, vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất ở thành trước đường ra thất phải chiếm tỉ lệ cao nhất (35,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất, điện thế hoạt động sớm và mapping tạo nhịp với kết quả điều trị bằng sóng cao tần. Tỉ lệ tái phát ngoại tâm thu thất là 5,2%. Kết luận: Điều trị ngoại tâm thu thất bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị triệt để có hiệu quả cao, ít biến chứng, tỉ lệ tái phát thấp và nên là lựa chọn điều trị cho các bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Dung, Phạm Quốc Khánh, Vũ Mạnh Tân và cs. (2015), “Liên quan giữa vị trí khởi phát của ngoại tâm thu thất/nhịp nhanh thất phải với điện tâm đồ 12 chuyển đạo”, Tạp chí Y học Việt Nam, 432(2), tr. 96-100.
2. Nguyễn Hồng Hạnh và cs (2008), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị một số rối loạn nhịp thất bằng năng lượng sóng có tần số radio”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 49, tr. 15-19.
3. Trương Quang Khanh (2013), “Nghiên cứu kết quả điều trị nhịp nhanh thất nguyên phát bằng năng lượng sóng tần số Radio qua Catheter”, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
4. Phan Đình Phong (2015), “Nghiên cứu điện sinh lý học tim của rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsalva và kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số Radio”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Vũ Mạnh Tân, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Thị Dung (2015), “Đặc điểm lâm sàng và vị trí khởi phát của ngoại tâm thu thất/nhịp nhanh thất phải vô căn ỏ bệnh nhân được điều trị bằng năng lượng sóng cao tần radio”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 15(2), tr. 148-152.
6. AHA/ACC/HRS (2017), Guideline for Management of Patients With Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death. J Am Coll Cardiol, Vol. 138, No.13.
7. Bikkina M, Larson MG, Levy D (1992), Prognostic implications of asymp- tomatic ventricular arrhythmias: The Framingham Heart Study, Ann Intern Med;117: pp. 990-6.
8. Callans DJ. (2017), Premature Ventricular Contraction-induced Cardiomyopathy. Arrhythmia & Electrophysiology Review, 6(4), pp. 153.
9. Capulzini L. et al. (2019), Acute and one year outcome of premature ventricular contraction ablation guided by contact force and automated pacemapping software. J Arrhythm, 35(3): pp. 542-549.
10. Hoffmayer KS, Gerstenfeld EP (2013), Diagnosis and management of idiopathic ventricular tachycardia, Curr Probl Cardiol, 38(4): pp. 131-58.
11. Ling Z. (2014), Radiofrequency ablation versus antiarrhythmic medication for treatment of ventricular premature beats from the right ventricular outflow tract: prospective randomized study, Circ Arrhythm Electrophysiol, 7(2): pp. 237-43.
12. Ng GA. et al. (2006), Treating patients with ventricular ectopic beats, Heart, 92: pp. 1707-12.