ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO KHUYẾN CÁO CỦA HIỆP HỘI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOA KỲ NĂM 2021 TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CAO TUỔI

Phạm Thị Ánh Huy`1,, Nguyễn Hải Thủy2
1 Bệnh viện C Đà Nẵng
2 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 cao tuổi, vấn đề kiểm soát tốt các biến chứng trên từng cá thể hóa do bệnh lý đái tháo đường gây ra là điều hết sức quan trọng nhằm mục đích kiểm soát tốt dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể, trong đó Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2021 đưa ra cách tiếp cận tối ưu nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2021 dành cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên) điều trị tại khoa Nội Tiết- Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 03/2021 đến 05/2021 với n = 169. Kết quả: tuổi trung bình 71,9 ± 8,1, tỷ lệ nam 51,5%, thời gian mắc ĐTĐ trung bình là 10,9 ±7,3 năm; 95,3% có các bệnh lý đồng mắc. Các vấn đề sức khoẻ khác được ghi nhận suy giảm nhận thức (46,6%). Tỷ lệ bệnh nhân xếp loại khoẻ mạnh (nhóm I) là 17,8%, nhóm sức khoẻ kém (nhóm III) chiếm 47,9%. Kết quả điều trị theo mục tiêu dựa trên phân độ tình trạng sức khoẻ: 12,4% kiểm soát tốt Glucose máu đói (G0), 4,7% kiểm soát tốt Glucose máu lúc đi ngủ; tỷ lệ kiểm soát HbA1C ở mức tốt và mức chấp nhận được đều là 10,7%); 52,1% đạt mục tiêu huyết áp; tỷ lệ kiểm soát tốt LDL-C. Kết luận: Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cao tuổi có tỷ lệ cao có bệnh đồng mắc và tình trạng sức khoẻ phức tạp. Việc áp dụng khuyến cáo của ADA 2021 giúp cá thể hoá điều trị, tăng hiệu quả và giảm các tai biến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền (2021), “Một số yếu tố liên quan tới chức năng hoạt động hàng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi”, Tạp chí Y học Việt Nam, 501(4), 1, tr.76-79.
2. Tạ Văn Bình (2007), Các nghiên cứu về Đái tháo đường ở Việt Nam, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường - Tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội, tr. 54.
3. Lê Văn Bổn và cộng sự (2010), “Khảo sát hiện trạng bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa thành phố Qui Nhơn”, Tạp chí Nội khoa kỷ yếu toàn văn các đề tài học hội nghị Nội tiết - Đái thái đường - Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà Lạt, 23- 24/12/2010, (4), tr. 203-214.
4. Nguyễn Ngọc Chất (2010), “Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào glucose, HbA1C và một số chỉ số khác ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Định”, Tạp chí Nội khoa kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học nghị Nội tiết - Đái thái đường - Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng thứ VII Đà Lạt, 23-24/12/2010, (4), tr. 275-282.
5. Võ Thị Ngọc Dung, Phùng Nguyên Quân, Trần Thị Ngọc Thanh (2021), “Khảo sát tình hình kiểm soát bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa sài gòn thành phố hồ chí minh”, Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, 46, tr.226-231.
6. Phan Hướng Dương (2018), Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Nghiên cứu dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ và can thiệp phòng bệnh đái tháo đường tại Việt Nam”, Tạp chí Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, 28 , tr. 85.
7. Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Minh Lợi (2019), "Nghiên cứu rối loạn thần kinh nhận thức qua thang điểm MMSE và MoCA trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 có suy giảm nhận thức", Vietnam Journal of Diabetes Endocrinology, (37), tr. 74-82.
8. Lâm Mỹ Hằng, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Tân (2021), “Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2”, Tạp chí Y học Việt Nam, 499 (2), số 1&2, tr.27-32.
9. Vũ Thị Thanh Huyền, Đinh Thị Thu Hương (2015), “Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện lão khoa Trung Ương”. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, 15, tr.37-39.
10. Nguyễn Thy Khuê (2013), Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường, Tài liệu cập nhật đái tháo đường, Viện nội tiết Trung Ương, tr. 27-34.
11. Nguyễn Văn Thiên (2021), “Đánh giá thang điểm MMSE và ASCVD Risk Estimator Plus ở bệnh nhân đái tháo đường người cao tuổi”. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược Huế-Đại học Huế.
12. Albai O., Frandes M., Timar R., et al. (2019), "Risk factors for developing dementia in type 2 diabetes mellitus patients with mild cognitive impairment", Neuropsychiatric disease treatment, 15, pp. 167.
13. Ali Mohammed K., Bullard Kai Mc Keever, et al. (2013), "Achievement of Goals in U.S. Diabetes Care, 1999– 2010", New England Journal of Medicine, 368 (17), pp. 1613-1624.
14. American Diabetes Association (2020), "Standards of Medical Care in Diabetes 2020", Diabetes care, 43(1), pp. s14 - s31.
15. American Diabetes Association (2021), “Older Adults: Standards of Medical Care in Diabetes2021”, Diabetes care, 44(1), pp.168-179.38.