NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tiền sản giật là một tình trạng bệnh lý toàn thân rất phức tạp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho sức khỏe của người phụ nữ và thai nhi xảy ra trong giai đoạn mang thai. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu là 109 trường hợp tiền sản giật được nhập viện tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019. Kết quả: Có 46,79% huyết áp ≥160/110 mmHg và 44,04% huyết áp 150/100mmHg. Triệu chứng nặng là nhức đầu, đau thượng vị, nhức đầu kèm yếu tố khác như mờ mắt hoặc đau thượng vị. Có 48,57% trường hợp có biến chứng cho mẹ và thai nhi. Tuổi thai trung bình là 36,95 ± 3,24 tuần; có 57,14% ở tuổi thai 37- 40 tuần. Protein niệu là 1095,24 ± 913,98 mg/dl. Có 47,77% có 44,04% trường hợp hợp có protein niệu là 0,5 gram đến 1 gram trong 24 giờ. Tiểu cầu là 228.000/mm3± 55.000/mm3. Tiểu cầu < 100.000/mm3 là 1,83%. Kết quả điều trị: Tỷ lệ mổ lấy thai là 94,5%, với chỉ định chấm dứt thai kỳ là tiền sản giật kèm theo yếu tố bất thường như thiểu ối, thai quá ngày, con quý, thai suy dinh dưỡng bào thai chiếm 79,36%; trọng lượng trẻ là 2691,429± 753,66 gram; có 15,6% trẻ ≤ 2000gram và 14,68% trẻ từ 2000 đến 2500 gram. Kết luận: Biến chứng của tiền sản giật đang có xu hướng tăng; điều trị chủ yếu là phẫu thuật mổ lấy thai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiền sản giật, mổ lấy thai, protein niệu
Tài liệu tham khảo
2. Lê Hoài Chương (2013), "Nhận xét về bệnh cảnh lâm sàng và xử trí sản khoa tiền sản giật nặng tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2012", Tạp chí Y học Thực hành (867), số 4/2013, tr. 115-118.
3. Lê Hoàng (2014), “Mô tả đặc điểm của hội chứng hellp tại bệnh viện phụ sản trung ương”, Tạp chí phụ sản, 12(2), tr.93-95.
4. Lê Lam Hương (2016), "Khảo sát một số yếu tố nguy cơ ở bệnh tiền sản giật", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 20, tr. 182- 189.
5. Lê Thị Thu Hà (2014), “Cập nhật chẩn đoán và xử trí rối loạn tăng huyết áp thai kỳ”, Tạp chí phụ sản, 12(2-phụ bản), tr.63-67.
6. Ngô Văn Tài, Lê Hoài Chương (2006), "Nghiên cứu tình hình đình chỉ thai nghén trên các thai phụ bị tiền sản giật tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương từ 2003-2005", Y học Việt Nam, số 4/2006, tr. 45-49.
7. Lê Thiện Thái (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh lý Tiền sản giật lên thai phụ và thai nhi và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Hà Nội.
8. Chun Ye et al., (2014), “The 2011 survey on hypertensive dsorders of pregnancy (HDP) in China: prevalence, risk factors, complications, pregnancy and perinatal outcomes”, PLOS ONE, 9(6), pp. e100180.
9. Eugene Belley Priso et al., (2015), “Trend in admissions, clinical features and outcome of preeclampsia and eclampsia as seen from the intensive care unit of the Douala General Hospital, Cameroon”, Pan Affrican Medical Journal, pp.1-6.
10. Gilles Guerrier et al., (2013), “Factors associated with severe preeclampsia and elampsia in Jahun, Nigeria”, International Journal of Women’s Health, 5, pp. 509-513.
11. Roberge S. et al (2012), "Early Administration of Low-Dose Aspirin for the Prevention pf Preterm and Term Preeclampsia: A Systematic Review and Meta-analysis", Fetal Diagnosis Therapy, 31, pp.141-146.