PHẢN ỨNG PHỤ XUẤT HIỆN 24 GIỜ SAU TIÊM MŨI THỨ NHẤT VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Thành Tấn1,, Nguyễn Thị Lam Ngọc2, Nguyễn Trung Kiên1, Võ Phạm Minh Thư1, Lê Thanh Tâm3, Võ Tấn Cường3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan do virus SARS-CoV-2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, nhắm vào hệ hô hấp của cơ thể con người. Cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị chống virus nào đặc hiệu nào với coronavirus ở người, các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, có nhiều báo cáo ghi nhận việc tiêm vắc xin gặp nhiều phản ứng phụ, đặc biệt trong 24 giờ đầu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các phản ứng phụ trong 24 giờ sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 322 đối tượng tiêm vắc xin AstraZeneca tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi khảo sát trực tuyến từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2021. Kết quả: Tỷ lệ phản ứng phụ là 76,4%. Kết luận: Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là thường gặp là đau, đau chỗ tiêm, sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, khớp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện 198- Bộ Công an. Khảo sát tác dụng không mong muốn sau tiêm mũi 1 Vaccin phòng Covid 19 tại Bệnh viện 19-8. 2020.
2. Bộ Y Tế. Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Astra Zeneca do Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18 tháng 3 năm 2021. 2021.
3. Trần Duy Khanh, Đinh Thế Tiến, Nguyễn Thị Vân. Khảo sát phản ứng bất lợi sau tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID – 19 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 514, tháng 5, số chuyên đề 2022, 146-155. 2022.
4. Alexis L. Beatty et al. Analysis of COVID-19 Vaccine Type and Adverse Effects Following Vaccination. JAMA Network Open. 2021. 4(12), e2140364-e2140364, doi:
10.1001/jamanetworkopen.2021.40364.
5. Andrzejczak-Grządko S, Z. Czudy và M. Donderska. Side effects after COVID-19 vaccinations among residents of Poland. Eur Rev Med Pharmacol Sci. 2021. 25(12), 4418-4421, doi: 10.26355/eurrev_202106_26153.
6. Johan Wibowo R. S. Heriyanto. Factors associated with side effects of COVID-19 vaccine in Indonesia. 2022. 11(1), 89-95, doi: 10.7774/cevr.2022.11.1.89.
7. Hisham Ahmed Orebi, et al. Perceptions and experiences of COVID-19 vaccines’ side effects among healthcare workers at an Egyptian University Hospital: a cross-sectional study. Tropical Medicine and Health. 2022. 50(1), 37.
8. Sirapat Arthur Watcharananan, et al. Rates, types, and associated factors of acute adverse effects after the first dose of ChAdOx1 nCoV-19 vaccine administration in Thailand. IJID Reg. 2022. 2, 35-39, doi: 10.1016/j.ijregi.2021.11.008.
9. Yoseph Solomon, T. Eshete. COVID-19 Vaccine: Side Effects After the First Dose of the Oxford AstraZeneca Vaccine Among Health Professionals in Low-Income Country: Ethiopia. 2021. 14, 2577-2585, doi: 10.2147/JMDH.S331140.