ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA TAMSULOSIN TRONG ĐIỀU TRỊ TỐNG SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN CHẬU TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Đặng Văn Thắng1,, Đặng Văn Thởi2
1 Bệnh viện Đà Nẵng
2 Trường Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sỏi niệu quản là bệnh lý phổ biến trong niệu khoa, có nhiều nghiên cứu sử dụng Tamsulosin trong điều trị tống sỏi niệu quản đoạn chậu cho kết quả thành công cao. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của tamsulosin trong điều trị tống sỏi niệu quản đoạn chậu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân sỏi niệu quản đoạn chậu có kích thước từ 5 đến 9mm, được chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu không thuốc cản quang, điều trị tống sỏi bằng Tamsulosin 0,4mg ngày 1 viên uống, tái khám sau 02 tuần và 4 tuần để đánh giá thành công bằng chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị và siêu âm bụng. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Có 45 bệnh nhân sỏi niệu quản đoạn chậu, tuổi trung bình 48,10 ± 12,56, nam chiếm 54,8%, nữ chiếm 45,2%, kích thước sỏi trung bình 6,43 ± 1,33mm. Sau hai tuần điều trị tỷ lệ thành công là 71,1%, sau 4 tuần là 75,5%. Thành công ở nhóm sỏi có kích thước từ 5-7mm là 62,2%, nhóm sỏi có kích thước 8-9mm là 13,3% và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm, p < 0,05. Kết luận: Kết quả thành công sau 4 tuần điều trị tống sỏi niệu quản đoạn chậu bằng Tamsulosin là 75,5%. Sỏi càng nhỏ có tỷ lệ thành công càng cao. Tamsulosin là thuốc có hiệu quả trong điều trị sỏi niệu quản đoạn chậu.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Campschroer T, Zhu Y, Duijvesz D, et al. (2014), Alpha-blockers as medical expulsive therapy for ureteral stones, Cochrane Database Syst Rev(4), pp. Cd008509.
2. Cui Y, Chen J, Zeng F, et al. (2019), Tamsulosin as a Medical Expulsive Therapy for Ureteral Stones: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials, J Urol. 201(5), pp. 950-955.
3. Furyk J S, Chu K, Banks C, et al. (2016), Distal Ureteric Stones and Tamsulosin: A Double-Blind, Placebo-Controlled, Randomized, Multicenter Trial, Ann Emerg Med. 67(1), pp. 86-95.e2.
4. Hollingsworth J M, Canales B K, Rogers M A, et al. (2016), Alpha blockers for treatment of ureteric stones: systematic review and meta-analysis, Bmj. 355, pp. i6112.
5. Moon Y J, Kim H W, Kim J B, et al. (2015), Distribution of ureteral stones and factors affecting their location and expulsion in patients with renal colic, Korean J Urol. 56(10), pp. 717-21.
6. Raison N, Ahmed K, Brunckhorst O, et al. (2017), Alpha blockers in the management of ureteric lithiasis: A meta-analysis, Int J Clin Pract. 71(1).pp. e12917.
7. Singh A, Alter H J and Littlepage A (2007), A systematic review of medical therapy to facilitate passage of ureteral calculi, Ann Emerg Med. 50(5), pp. 552-63.
8. Türk C, Neisius A, Seitz C, S et al. (2020), Eau Guidelines On Urolithiasis, European Association of Urology Pocket Guidelines, pp. 289-320.
9. Türk C, Petřík A, Sarica K, et al. (2016), EAU Guidelines on Diagnosis and Conservative Management of Urolithiasis, Eur Urol. 69(3), pp. 468-74.
10. Wang R C, Smith-Bindman R, Whitaker E, et al. (2017), Effect of Tamsulosin on Stone Passage for Ureteral Stones: A Systematic Review and Meta-analysis, Ann Emerg Med. 69(3), pp. 353-361.e3.