NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN VIÊM XOANG MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ

Phạm Thúy Vy1,, Nguyễn Vũ Đằng1, Phạm Thanh Thế1, Phù Trí Nghĩa1, Nguyễn Thị Xuân Mai1, Nguyễn Thị Thảo Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm xoang mạn tính rất đa dạng về hình thái, đa dạng về nguyên nhân. Chụp cắt lớp vi tính là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán nguyên nhân và phát hiện các bất thường giải phẫu, được xem như bản đồ trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, nhằm xử lý tổn tương tối thiểu mà mang lại hiệu quả tối đa. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính trong bệnh viêm xoang mạn tính ; 2) Đánh giá giá trị chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán nguyên nhân viêm xoang mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang trên 150 bệnh nhân viêm xoang mạn tính được phẫu thuật nội soi mũi xoang. Kết quả: Vị trí tổn thương: Một bên 65,3%, hai bên 34,7%. Xoang tổn thương: Xoang hàm 95,3%, xoang sàng 51,3%, xoang bướm 24%, xoang trán 10,6%. Tình trạng phức hợp lỗ ngách bị bít tắc 75,3%. Các loại dị hình thường gặp: Lệch vách ngăn 55,3%, khí hoá cuốn mũi giữa 18,6%, quá phát cuốn mũi dưới 12,2%. Đối chiếu với kết quả phẫu thuật cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán nguyên nhân: Do nấm 93,5%, 97,5%, do răng 94,1%, 98,5%, do polyp 87,9%, 95,7%, do khối u 68,8%, 97%, do dị hình: 100%. Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao trong chẩn đoán nguyên nhân viêm xoang mạn tính, có thể được xem như tiêu chuẩn vàng và là một chỉ định bắt buộc trong điều trị bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Như Đua (2021), Nghiên cứu thực trang bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân và đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Tăng Xuân Hải (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm xoang hàm một bên, Tạp chí Y học Việt Nam.
3. Lê Hải Nam (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong bệnh viêm xoang mạn tính ở người lớn, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Ahmed M. Alsowey, Ghada Abdulmonaem, Ahmed Elsammak, Yasser Fouad (2017), Diagnostic Performance of Multidetector Computed Tomography (MDCT) in Diagnosis of Sinus Variations, Polish Journal of Radiology.
5. Aparna Chavan, Rakesh Maran, Kapil Meena1 (2018), Diagnostic Evaluation of Chronic Nasal Obstruction Based on Nasal Endoscopy and CT Scan Paranasal Sinus, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg.
6. Nitin V. Deosthale, Sonali P. Khadakkar, Vivek V. Harkare, Priti R. Dhoke (2017), Diagnostic Accuracy of Nasal Endoscopy as Compared to Computed Tomography in Chronic Rhinosinusitis, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg.
7. K. Devaraja, Shreyanka M. Doreswamy, Kailesh Pujary, Balakrishnan Ramaswamy, Suresh Pillai (2019), Anatomical Variations of the Nose and Paranasal Sinuses: A Computed Tomographic Study, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg.
8. Dharanya GS, Vanitha Brindha Baba Caliaperoumal, Prabu Velayutham, Balasubramanian Krishnaswami, et al. (2021), Correlation of Clinical Symptoms With Nasal Endoscopy and Radiological Findings in the Diagnosis of Chronic Rhinosinusitis: A Prospective Observational Study, Medical College Hospital and Research Centre, Puducherry, Indian.
9. Hussein RK, Jaf SMS (2019), A comparative study of diagnostic nasal endoscopy and computed tomography in chronic rhinosinusitis. Med J Babylon; 16:199-202.
10. Sylvia C. Uwaneme, Chinyere N., Asoegwu, Vincent A. Adekoya1, Clement C. Nwawolo (2022), Correlation of Nasal Endoscopy and Computed Tomography Scan Findings in Adult Patients With Chronic Rhinosinusitis, College of Medicine, University of Lagos, Lagos, Nigeria.