ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, MỨC ĐỘ BỆNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAI PHỤ MẮC COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lương Đức Long1,, Nguyễn Minh Phương2, Lê Thị Kim Định1, Lê Trần Thanh Thảo1, Hồ Thị Thu Loan1
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu và tại Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ mang thai mắc COVID-19 vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ bệnh ở sản phụ điều trị COVID-19 tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ trong năm 2021 - 2022. Đồng thời đánh giá kết quả điều trị các sản phụ mắc COVID- tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 427 trường hợp sản phụ ≥ 7 tuần mắc COVID-19 tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022. Kết quả: Tuổi thai trung bình của đối tượng nghiên cứu là 35.4 ± 6.3 tuần; Nhóm sản phụ có từ 1-2 con chiếm 57,4%. Nhóm sản phụ chưa tiêm ngừa vắc xin COVID-19 chiếm 41,2%; Nhóm đối tượng chuyển dạ chiếm 65,6%; Chỉ số Realtime RT-PCR SARS-CoV-2 là 22,3 ± 6,5. Tỷ lệ sản phụ mắc COVID-19 mức độ nhẹ chiếm 93%. Tỷ lệ sản phụ mắc COVID-19 mức độ nặng ở nhóm sản phụ có tiêm vắc xin thấp hơn nhóm sản phụ không tiêm vắc xin (0,2% và 2,1%, p<0,001); ở nhóm sản phụ tiêm từ ≥2 mũi vắc xin không ghi nhận trường hợp nặng nào. Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc COVID-19 là 1,7%. Kết luận: Tiêm ngừa vắc xin COVID-19 cho sản phụ là cách phòng ngừa diễn tiến nặng có hiệu quả nhất. Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc trong quá trình chăm sóc thấp, nên thực hiện chăm sóc trẻ sơ sinh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Chi tiết bài viết