NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Thị Thúy Quỳnh1,, Nguyễn Thái Đông Vy1, Lê Duy Long1, Võ Ngọc Xuân Đài1, Trần Thị Thu Thủy1, Trần Thiện Thắng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp của não bộ, là một rối loạn do đa nhân tố. Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ gồm những rối loạn về các phương diện: Tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi và ứng xử. Trong đó, khó khăn trong giao tiếp là vấn đề đầu tiên cần được quan tâm, cụ thể là đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên các nghiên cứu ở Việt Nam chưa mô tả chi tiết đặc điểm ngôn ngữ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm ngôn ngữ của trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh được thực hiện trên 60 trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-5, đã được bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhi chẩn đoán mắc tự kỷ. Số liệu được phân tích bằng kiểm định Chi bình phương, kiểm định chính xác Fisher và Anova. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận: Độ tuổi trung bình 48,23 + 11,45 tháng. Tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ nam/ nữ = 3,29. Phụ huynh là người phát hiện bất thường đầu tiên (96,7%), qua 2 triệu chứng phổ biến là “chậm nói” (60,0%), “giảm tiếp xúc mắt” (16,7%) chủ yếu ở giai đoạn 18-24 tháng (96,7%), tuổi chẩn đoán trung bình là 31,07 + 8,297 tháng. Về đặc điểm lâm sàng giao tiếp, các dấu hiệu thường gặp là: “Không chơi theo quy luật phù hợp với tuổi” (85%), “Không chơi đóng vai nhân vật” (83,3%), “Không lên hoặc xuống giọng phù hợp” (80%), “Không chủ động gọi, nói chuyện” (78,3%). Mức độ nặng của tự kỷ ít có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của bệnh ở trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Kết luận: Khó khăn trong khả năng giao tiếp không lời là vấn đề nền tảng của rối loạn phổ tự kỷ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Centers for Disease Control and Prevention. Data & Statistics on Autism Spectrum Disorder. 2022. https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/data.html.
2. Lê Thị Kim Dung. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 24 tháng đến 72 tháng. Trường Đại học Y - Dược Đại học Thái Nguyên. 2021. 155.
3. Alshaban F., Aldosari M., Al-Shammari H., et al. Prevalence and correlates of autism spectrum disorder in Qatar. A national study. 2019. 60(12), 1254-1268, http://doi.org/10.1111/jcpp.13066. 4. Lê Thị Vui. Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng và rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam 2017-2019. Đại học Y tế công cộng Hà Nội. 2020. 240.
5. Thành Ngọc Minh, Nguyễn Mai Hương và Nguyễn Thị Hồng Thúy. Công tác khám, đánh giá trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ tại khoa tâm thần - Bệnh viện Nhi trung ương giai đoạn 2011 - 2015. Tạp chí Khoa học Giáo dục. 2016. Số đặc biệt. 84-87.
6. Phạm Minh Mục. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ Việt Nam dựa vào gia đình và cộng đồng. Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia giai đoạn 2016- 2020. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 2020. 255.
7. Nguyễn Thị Hương Giang. Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M-CHAT 23, đặc điểm dịch tễ - lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỷ. Trường Đại học Y Hà Nội. 2012. 131.