NHIỄM HUMAN PAPILLOMAVIRUS: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Dương Mỹ Linh1,, Bùi Quang Nghĩa1, Dương Thị Khao Ry1, Hà Bảo Trân1, Trần Kim Lan1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm Human papillomavirus (HPV) là một bệnh lây qua đường tình dục, ước tính khoảng 50-80% phụ nữ trên thế giới có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV trong cuộc đời. Hầu hết nhiễm HPV là thoáng qua, không triệu chứng và tự thuyên giảm, chỉ một số ít phụ nữ nhiễm HPV phát triển thành ung thư cổ tử cung khi có sự kết hợp của các đồng yếu tố. Tỷ lệ nhiễm HPV chung ở phụ nữ trên thế giới là 11,7%, dao động từ 9,4% ở khu vực Châu Á đến 11,5% khu vực Châu Mỹ; 14,2% ở khu vực Châu Âu và cao nhất là ở Châu Phi với tỷ lệ 21,1%. Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm HPV dao động 2,5 – 10,2%; có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa các nhóm tuổi và khu vực cũng như tùy vào nghiên cứu tại cộng đồng hay bệnh viện. Chiến lược dự phòng UTCTC với dự phòng cấp 1 là vaccin HPV với 3 loại Cervarix, Gardasil4 và Gardasil9 có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại 90% trường hợp nhiễm HPV và các bệnh liên quan đến HPV; dự phòng cấp 2 là xét nghiệm phát hiện DNA-HPV cho những phụ nữ có quan hệ tình dục được thực hiện bắt đầu từ 25 tuổi; các xét nghiệm tìm DNA-HPV có độ nhạy lên tới 90 - 95%.  Tỷ lệ nhiễm HPV cũng như tử vong do ung thư cổ tử cung sẽ hầu như được loại bỏ ở những quốc gia mà tỷ lệ tiêm ngừa vaccine HPV được thực hiện thường qui cho tất cả các trẻ em gái từ 12 -13 tuổi. Tỷ lệ nhiễm HPV thay đổi theo cấu trúc địa lý thế giới, tiểu vùng địa lý, tuổi trung bình của phụ nữ, thời gian, phương pháp xét nghiệm HPV; và tiêm vaccine ngừa HPV cho trẻ em gái sẽ là giải pháp tối ưu cho việc giảm tỷ lệ nhiễm HPV.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Nguyên Phương Anh (2015), Nhiễm human papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và tác dụng của Cimetidin trong phòng tái phát bệnh sùi mào gà. Luận án tiến sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (2019), Quyết định về việc phê duyệt tài liệu “đề án thí điểm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và xử trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019-2025”, Số: 3877/QĐ-BYT, ngày 29 tháng 8 năm 2019.
3. Trần Ngọc Dung và cộng sự (2016), Nghiên cứu tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ thành phố Cần Thơ bằng kỹ thuật PCR. Sở Khoa học – Công nghệ thành phố Cần Thơ.
4. Lê Văn Hội (2019), Kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khối y học dự phòng Trường Đại Học Y Hà Nội năm 2019. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại Học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Vũ Quốc Huy (2018), Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV: Tại sao? Ai? Thế nào? Hội nghị Phụ Sản Miền Trung - Tây Nguyên mở rộng, lần thứ VII.
6. Hoàng Thị Thanh Huyền (2014), Xác định tỷ lệ nhiễm và Genotype của HPV trên gái mại dâm tại Hải Phòng - Việt Nam. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
7. Trần Thị Lợi và cộng sự (2010), Khảo sát giá trị của xét nghiệm PAP và VIA trong tầm soát nhiễm HPV và tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Sở Khoa học và Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trần Tú Nguyệt (2021), Nghiên cứu kiến thức thái độ, thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020- 2021. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, (43), tr. 264 -271.
9. Anna-Barbara Moscicki (2007), HPV infections in adolescents, Disease Markers 23 229–234. Journal of Cancer, 127(12), pp. 2831–2840.
10. R. Aoki, B. M Clanner-Engelshofen, S. Charnowski et al. (2019), Distribution of high-risk αgenus human papillomavirus genotypes impacts cutaneous neoplasms. doi: 10.1111/jdv.15547.
11. A. Bardina, S. Vaccarellab, G.M. Cliffordb et al. (2008), Human papillomavirus infection in women with and without cervical cancer in Warsaw, Poland. European journal of cancer, 44, pp. 557 – 564.
12. Bruni L, Albero G, Serrano B et al. (2019), Human Papillomavirus and Related Diseases Report, Viet Nam. ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer, HPV Information Centre.
13. Bruni L, Albero G, Serrano B et al. (2019), Human Papillomavirus and Related Diseases Report. ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer, HPV Information Centre.
14. Burd EM (2003), Human papillomavirus and cervical cancer. Clinical Microbiology Review, 16(1), pp. 1-17.
15. Claudia Robles, María de la Luz Hernández, Maribel Almonte (2018), Alternative HPV vaccination schedules in Latin America. Artículo de revision, 60, pp. 693-702.
16. Doudja Hammouda, Gary M. Clifford, Sophie Pallardy et al (2011), Human papillomavirus infection in a population-based sample of women in Algiers, Algeria. International Journal of Cancer, 128, pp. 2224–2229.
17. Ethel – Michele de Villiers, Claude Fauquet, Thomas R. Broker et al. (2004), Classification of Papillomaviruses. Virology, 324, pp: 17-27.
18. Gregory D. Zimet, Beth E. Meyerson, Tapati Dutta et al. (2020), Political and public responses to human papillomavirus vaccination. Human Papillomavirus, Proving and Using a Viral Cause for Cancer, pp. 363-377. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-814457-2.00022-2.
19. Hans-Ulrich Bernard, Robert D.Burk, Zigui Chen, et al. (2010), Classification of papillomaviruses (PVs) based on 189 PV types and proposal of taxonomic amendments. Virology, 401 (1), pp. 70-79.
20. Https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lieu-tiem-vac-xin-hpv-cervarix - vagardasil/ cập nhật ngày 20/07/2022.
21. Huh WK, et al. (2015), Use of primary high risk human papillomavirus testing for cervical cancer screening: Interim clinical guidance. Gynecol Oncol, 136 (2), pp. 178-182.
22. Jonathan S. Berek et al. (2019), Intraepithelial disease of the cervix, Vagina and vulva. Berek & Novak’s Gynecology, Sixteenth edition, Chapter 16. pp.381-408.
23. Laia Bruni, Mireia Diaz, Xavier Castellsague et al. (2010), Cervical Human Papillomavirus Prevalence in 5 Continents: Meta-Analysis of 1 Million Women with Normal Cytological Findings. The Journal of Infectious Diseases, 202(12), pp. 1789- 1799.
24. Liu H. Lin, X. Chen, W. Shen, X. Ye et al. (2019), Prevalence and genotypes of anal human papillomavirus infection among HIV-positive vs. HIV-negative men in Taizhou, China. Epidemiology and Infection, Vol 147, pp.1-8.
25. Renjie Wanga, Wei Panb, Lei Jina et al. (2020), Human papillomavirus vaccine against cervical cancer: Opportunity and challenge. Cancer Letters, 471, pp. 88–102.
26. Sevgül Dönmez, Ruşen Öztürk, Sezer Kısa et al. (2019), Knowledge and Perception of Female Nursing Students about Human Papillomavirus (Hpv), Cervical Cancer and Attitudes Towards HPV Vaccination. Journal of American College Health, pp. 1- 17.
27. Syrjanen S. (2018), Oral manifestations of human papillomavirus infections. European Journal of Oral Sciences, 126, pp. 49-66.
28. Tahir Mehmood Khan (2018), Factors involved in human papillomavirus (HPV) vaccine hesitancy among women in the South-East Asian Region (SEAR) and Western Pacific Region (WPR): A scoping review. Human Vaccin Immunother, 14(1), pp.124-133.
29. Ville N. Pimenoff, Sara Tous, Yolanda Benavente et al. (2018), Distinct geographic clustering of oncogenic human papillomaviruses multiple infections in cervical cancers: results from a worldwide cross-sectional study. International Journal of Cancer, https://doi.org/10.1002/ ijc.31964.
30. Wenting Wu, Lei Song, Yongtao Yang et al. (2020), Exploring the dynamics and interplay of human papillomavirus and cervical tumorigenesis by integrating biological data into a mathematical model. BMC Bioinformatics, 21(7):152, pp 1-8.
31. Zigui Chena, Mark Schiffman, Rolando Herrero et al. (2018), Classification and evolution of human papillomavirus genome variants: Alpha-5 (HPV 26, 51, 69, 82), Alpha-6 (HPV 30, 53, 56, 66), Alpha-11 (HPV 34, 73), Alpha-13 (HPV 54) and Alpha-3 (HPV 61). Virology, 516, pp. 86-101.