TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERID
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp là một cấp cứu nội - ngoại khoa thường gặp trên lâm sàng với diễn tiến cấp tính, ảnh hưởng tính mạng của người bệnh với tỷ lệ tử vong từ 2,1- 7,8%. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm tụy cấp, nguyên nhân thường gặp là sỏi mật, rượu và tăng triglycerid máu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm tụy cấp do tăng triglycerid, một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm tụy cấp do tăng triglycerid tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc và khoa Nội tiêu hóa - Huyết học lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 179 bệnh nhân nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được chẩn đoán viêm tụy cấp. Kết quả: Tỷ lệ viêm tụy cấp do tăng triglycerid là 21,8%, xếp thứ 2 sau viêm tụy cấp do sỏi (28,5%). Trong viêm tụy cấp do tăng triglycerid, đa số bệnh nhân ở độ tuổi < 60 (84,6%), nam giới cao gấp 2,9 lần nữ giới. Đau bụng là triệu chứng ở tất cả bệnh nhân. Các triệu chứng hay gặp là bí trung đại tiện (56,4%), kế đến là chướng bụng (53,8%). Nồng độ triglycerid trung vị 19,21mmol/L. Về kết quả điều trị, 97,4% bệnh nhân hồi phục ra viện, lượng dịch bù trong 24 giờ đầu trung vị là 4500ml, thời gian sử dụng insulin trung bình là 3 ngày, bệnh nhân xuất viện trong vòng 1 tuần đạt 48,7%. Tỷ lệ dùng kháng sinh 89,7%. Kết luận: Tăng triglycerid là nguyên nhân xếp thứ 2 gây viêm tụy cấp. Triệu chứng hay gặp nhất trong viêm tụy cấp là đau bụng, tỷ lệ điều trị thành công cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tụy cấp, tăng triglycerid, lâm sàng, cận lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Gia Bình (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp do tăng Triglycerid máu, Để tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai.
3. Nguyễn Thanh Liêm (2014), "Liên quan giữa tăng Triglycerid máu và độ nặng của viêm tụy cấp theo lâm sàng và theo tiêu chuẩn của Ranson", Tạp chí Y học thực hành. 903(1), tr. 11-14.
4. Trần Thị Tuyết Ly (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị và ứng dụng của thang điểm BISAP trong tiên lượng sớm độ nặng của viêm tụy cấp tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2016-2018, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Trần Thanh Phong (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị viêm tụy cấp do tăng Triglycerid tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2018-2019, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Vũ Thị Hạnh Như, Bùi Hữu Hoàng (2021), Tiếp cận điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 189-200.
7. Chatila A.T (2019), "Evaluation and management of acute pancreatitis", World Journal of Clinical Cases. 7(9), pp. 1006-1020.
8. Coskun A (2015), "Treatment of hypertriglyceridemia – induced acute pancreatitis with insulin",
Prz Gastroentrerol 2015. 10(1), pp. 18-22.
9. Li X, et al. (2018), "Significantly different clinical features between hypertriglyceridemia and biliary acute pancreatitis: a retrospective study of 730 patients from a tertiary center", BMC Gastroenterology.
10. Murphy J.M (2013), "Hypertriglyceridemia and acute pancreatitis", JAMA Internal medicine. 173(2), pp. 163-164.
11. Sekimoto M (2006), "JPN Guidelines for the management of acute pancreatitis: epidemiology, etiology, natural histology, and outcome predictors in acute pancreatitis", Journal of HBP surgergy. 13(2), pp. 10-24.
12. Sezgin O (2017), "Evaluation of hypertriglyceridemia – induced acute pancreatitis: A single tertiary care unit experience from Turkey", The Turkey Journal of Gastroenterol 2019. 30(3), pp. 271-277.