NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀNG TRONG Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Châu Huệ Mẫn1,, Phan Quỳnh Như1, Ngô Thanh Thảo1, Phạm Thị Ngọc Hiền1, Nguyễn Tường Oanh1, Phan Việt Hưng1, Trần Đức Long1, Trần Công Lý1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh màng trong là bệnh phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở trẻ sinh non. Việc điều trị hiệu quả đòi hỏi cần phải phối hợp giữa surfactant, hỗ trợ hô hấp và điều trị những rối loạn kèm theo khi có chỉ định. Mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở những bệnh nhi bị bệnh màng trong. 2) Mô tả kết quả điều trị và xác định một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị bệnh màng trong tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 trẻ sơ sinh đẻ non mắc bệnh màng trong tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 06/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Giới tính nam chiếm 52%, tuổi thai trung bình 32,1±2,3 tuần, cân nặng trung bình 1824±442 g. Có 45% trẻ suy hô hấp mức độ nặng. Bệnh màng trong độ III-IV chiếm 46%. Kết quả điều trị sau 7 ngày tỉ lệ thành công 53,8%, thất bại 46,2%. Trẻ <32 tuần, <1500 g, xuất hiện cơn ngưng thở kéo dài, mức độ suy hô hấp nặng, bệnh màng trong độ III-IV, kèm nhiễm trùng sơ sinh sớm là những yếu tố làm tăng tỉ lệ thất bại điều trị, tăng tỉ lệ tử vong (p<0,05), kéo dài thời gian hỗ trợ hô hấp và nằm viện. Kết luận: Trẻ <32 tuần, <1500g, xuất hiện cơn ngưng thở kéo dài, mức độ suy hô hấp nặng, bệnh màng trong độ III-IV, kèm nhiễm trùng sơ sinh sớm là những yếu tố tiên lượng nặng. Liệu pháp surfactant có hiệu quả trong điều trị bệnh màng trong làm giảm thời gian hỗ trợ hô hấp, giảm biến chứng loạn sản phế quản phổi và tỉ lệ tử vong cho trẻ mắc bệnh màng trong. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Vân Anh và Nguyễn Đình Tuyến (2021), "Đánh giá kết quả điều trị bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng bằng liệu pháp Surfactant tại Bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Quãng Ngãi", Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 502(2).
2. Nguyễn Viết Đồng (2019), "Nghiên cứu điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non bằng liệu pháp Surfactant tại Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tỉnh", Tạp chí Nhi khoa, 12(2), tr. 26-30.
3. Bùi Khánh Duy (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị bệnh màng trong bằng thông khí nhân tạo ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Hứa Thị Thu Hằng (2009), Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ y học, trường đại học Y Dược Thái Nguyên.
5. Nguyễn Trung Hậu (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant kỹ thuật LISA ở trẻ sơ sinh đẻ non tại Bệnh viên Phụ sản Thành phố Cần Thơ.
6. Võ Thị Xuân Hương (2018), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2016-2018, Luận văn chuyên ngành Nhi Khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Phạm Thị Ngọc (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến hội chứng suy hô hấp trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
8. Nguyễn Thu Tịnh (2020), "Suy hô hấp sơ sinh", Nhi khoa, NXB. Đại học TP. Hồ Chí Minh, tr. 160-191.
9. Huỳnh Kim Trang (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp do bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2016-2017, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. B. Minuye Birihane, W. Alebachew Bayih, A. Yeshambel Alemu, et al. (2021), "The burden of hyaline membrane disease, mortality and its determinant factors among preterm neonates admitted at Debre Tabor General Hospital, North Central Ethiopia: A retrospective follow up study", PLoS One, 16(3), pp. e0249365.