ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng từ các triệu chứng tương tự cúm thông thường đến các bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn như suy hô hấp, làm cho chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị và xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 310 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu: Có 92,3% bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện. Có 1,9% bệnh nhân nặng hơn, chuyển viện. Có 5,8% bệnh nhân tử vong. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị: Bệnh nhân không có bệnh nền (OR=9,5); Bệnh nhân thở oxy (OR=114,04); Bạch cầu bất thường (OR=8,1); Tăng AST (OR=2,8); Tăng ALT (OR=3,1); Ure máu bất thường (OR=5,9); Creatinin bất thường (OR=4,); Giảm pH máu (OR=50,5) và tăng pH máu (OR=15,8); Tăng D-Dimer (OR=61,3); Sử dụng Remdesivir >5-10 ngày (OR=5,3). Kết luận: Cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh nhân trên lâm sàng và kết quả cận lâm sàng để có biện pháp can thiệp nhanh chóng và kịp thời.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, bệnh nhân COVID-19 nhập viện, triệu chứng lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Phúc Đức và cộng sự (2022), “Ứng dụng tiêu chuẩn phân loại mức độ COVID-19 của Bộ Y tế năm 2022 trong tiên lượng nguy cơ tử vong”, Tạp chí Y dược học quân sự, 6, tr. 70-77.
3. Trần Văn Giang (2021), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm phổi do COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương”, Tạp chí Y học Việt Nam, 509 (1), tr. 348-351.
4. Đoàn Lê Minh Hạnh và cộng sự (2022), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân COVID19 nhập viện”, Tạp chí Y học Việt Nam, 517 (1), tr. 5-10.
5. Thân Mạnh Hùng và cộng sự (2021), “Lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân COVID-19 và Sốt rét tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương”, Tạp chí Y học Việt Nam, 506 (1), tr. 93-97.
6. Hoàng Thị Lan Hương và cộng sự (2022), “Đặc điểm lâm sàng và các dấu ấn sinh học tiên lượng của bệnh nhân Covid-19”, Tạp chí Y học lâm sàng, 79, tr. 27-34.
7. Nguyễn Hữu Huyên (2022), “Một số đặc điểm của bệnh nhân COVID-19 tử vong từ tháng 412/2021 tại tỉnh Đắk Lắk”, Trường Đại học Tây Nguyên, 52.
8. Nguyễn Thành Luân (2022), “Đánh giá đặc điểm và diễn biến một số xét nghiệm của bệnh nhân Covid-19 có tổn thương tại Bệnh viện Dã chiến số 2-Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương”, Tạp chí Y học Việt Nam, 517 (1), tr. 22-27.
9. Hoàng Văn Sỹ (2021), “Đặc điểm lâm sàng và mức độ nặng của tổn thương phổi trên XQuang ngực ở bệnh nhân nhập viện do COVID-19”, Tạp chí Y học Việt Nam, 508 (1), tr. 315-320.
10. Christoph D. Spinner, et al. (2020), “Effect of Remdesivir vs Standard Care on Clinical Status at 11 Days in Patients With Moderate COVID-19 A Randomized Clinical Trial”, JAMA, 324 (11), pp. 1048-1057.
11. Marco Cascella, et al. (2022), Features, Evaluation, and Treatment of Coronavirus (COVID19), StatPearls Publishing.
12. 12. Martin Kieninger, et al. (2021), “Lower blood pH as a strong prognostic factor for fatal outcomes in critically ill COVID-19 patients at an intensive care unit: A multivariable analysis”, Plos one, 16 (9), pp. 1-15.