NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ, VI KHUẨN HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CAN THIỆP THỞ MÁY XÂM LẤN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020 – 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các bệnh nhân nhập viện do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và cần hỗ trợ thở máy, tỷ lệ tử vong là 40%. Có đến 80% số bệnh nhân bị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguyên nhân từ nhiễm trùng, trong đó có ít nhất từ 40-50% là do nhiễm vi khuẩn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số yếu tố nguy cơ, vi khuẩn học và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính can thiệp thở máy xâm lấn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang tiến cứu có phân tích tiến hành trên 41 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy xâm lấn tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020-2022. Kết quả: 92,7% bệnh nhân là nam và có tiền sử hút thuốc lá 20 gói-năm trở lên. Các biểu hiện lâm sàng là 65,9% có rối loạn tri giác, 75,6% có ran rít hoặc ran ngáy. Những bệnh nhân trong nghiên cứu có trị số CRP trong khoảng 6,87 mg/dL, bạch cầu đa nhân trung tính thường khoảng 83,05%, pH máu toan nặng ở mức 7,23, PCO2 tăng cao khoảng 70,63 mmHg. Tỷ lệ cấy dương tính chung là 43,9%. Tỷ lệ phân lập được A. baumannii là 44%, kế đến là K. pneumoniae 22%, tiếp theo là P. aeruginosa 22%, còn lại là E. coli 6%, Candida albicans 6%. Kết quả có 70,7% bệnh nhân cải thiện và xuất viện, 29,3% bệnh nhân nặng xin về. Kết luận: Có nhiều yếu tố nguy cơ làm cho bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nặng cần phải can thiệp thở máy xâm lấn. Tỷ lệ cấy dương tính chung là 43,9% hầu hết là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thở máy xâm lấn, vi khuẩn học
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Trung Kiên (2012), Đánh giá đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn phổi ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Hồi sức tích cực, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Văn Ngọc (2011), “Các yếu tố nguy cơ tử vong của đợt cấp COPD”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (4), tr. 457-464.
4. Phan Trần Xuân Quyên (2020), Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, sự đề kháng kháng sinh và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi bệnh viện do vi khuẩn gram âm tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2018 -2020, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Đỗ Quyết (2010), “Nguyên nhân vi khuẩn giai đoạn đầu và sau đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” Tạp chí y dược học quân sự, Số 3: tr. 77-94.
6. Trần Xuân Quỳnh (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Aburto Myriam, Esteban Cristóbal, et al. (2011), “COPD exacerbation: Mortality Pronogsis Factors in a Respiratory Care Unit”, Arch Bronconeumol, 47 (2), pp. 79-84.
8. Arora Sneh, Tiwari Pawan, et al. (2020), “Acute Phase Proteins as Predictors of Survival in Patients with Acute Exacerbation of Chronic Obstructive Pulmonary Disease Requiring
Mechanical Ventilation”, COPD, 17(1), pp. 22-28.
9. Dewan Naresh A., Rafique Salem, Kanwar Badar, et al. (2000), “Acute exacerbation of COPD Factors Associated with Poor Treatment Outcome”, Chest, 117, pp. 662-671.
10. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2021), "Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease".
11. Khilnani GC, Dubey D, et al. (2019), “Predictors and microbiology of ventilator-associated pneumonia among patients with exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease” Lung India, 36(6) pp. 506-511.
12. Zhang H. L., Tan M., et al. (2017), "Antibiotics for treatment of acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease: a network meta-analysis", BMC Pulm Med, 17(1), pp. 196.