TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH AN – KIÊN GIANG NĂM 2021

Lâm Yến Huê1,, Đặng Duy Khánh2, Dương Xuân Chữ2
1 Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bình An
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, tình hình đề kháng kháng sinh luôn ở mức báo động khiến việc lựa chọn kháng sinh hợp lý đang là một thách thức lớn đối với cán bộ y tế. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm sử dụng kháng sinh, tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sử dụng kháng sinh không hợp lý trong điều trị nội trú tại bệnh viện Bình An – Kiên Giang năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 368 bệnh án có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Bình An – Kiên Giang năm 2021. Khảo sát những đặc điểm sử dụng, đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2015 và Dược thư quốc gia Việt Nam 2018. Kết quả: Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là nhóm β-lactam, chiếm 57,7%. Có 54,9% trường hợp có phối hợp kháng sinh. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý là 71,7%. Trong đó tỷ lệ hợp lý về lựa chọn kháng sinh, liều dùng, khoảng cách liều, xuống thang kháng sinh lần lượt là 81,3%, 98,1%, 96,7%, 85,4%. Chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh không hợp lý và giới tính, số bệnh mắc kèm, số lần chuyển đổi kháng sinh, với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý là 71,7%. Cần đẩy mạnh công tác dược lâm sàng, triển khai kế hoạch quản lý, can thiệp đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Bê (2015), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2014-2015, Luận án Chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Đỗ Thị Phương Dung và cộng sự (2020), Khảo sát việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 24(3), tr. 46-54.
3. Trần Hùng Dũng (2018), Thực trạng sử dụng kháng sinh tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2017, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(2), tr. 160-166.
4. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Huỳnh Lê Hạ, Bùi Hồng Ngọc (2018), Đánh giá hiệu quả chương trình quản lý kháng sinh trong sử dụng kháng sinh dự phòng ở các khoa ngoại tại bệnh viện Bình Dân, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(2), tr. 56-62.
5. Nguyễn Trọng Khoa (2021), Thực trạng sử dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả can thiệp tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, Luận án tiến sĩ y học, Hà Nội.
6. Hà Thanh Liêm, Phạm Thành Suôl (2020), Tình hình sử dụng kháng sinh hợp lý và một số yếu tố liên quan trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Tháp Mười năm 2019, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 32, tr. 75-81.
7. Phạm Phương Liên (2022), Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Trung tâm y tế huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 509(1).
8. Nguyễn Kỳ Nam (2021), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Nguyễn Thị Hồng Phiến, Dương Xuân Chữ (2018), Nghiên cứu tình hình sử dụng và đánh giá kết quả can thiệp việc sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2016 – 2017, Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 16, tr. 272-277.
10. Markus Huemer, Srikanth Mairpady Shambat, Silvio D Brugger, et al. (2020), “Antibiotic resistance and persistence-Implications for human health and treatment perspectives”, EMBO Reports, 21(12): e51034.
11. Versporten A., et al. (2016), The Worldwide Antibiotic Resistance and Prescribing in European Children (ARPEC) point prevalence survey: developing hospital-quality indicators of antibiotic prescribing for children, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 71(4), pp. 1106-1117.