KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA VÀ ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ GAN NGƯỜI HepG2 IN VITRO CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN TỪ RỄ, THÂN XÁO TAM PHÂN [Paramignya trimera (Oliv.) Burkill]
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, Xáo tam phân được dùng chữa một số loại ung thư nhưng các nghiên cứu về tác động này còn hạn chế ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và độc tế bào ung thư gan người HepG2 in vitro của các cao phân đoạn từ rễ, thân Xáo tam phân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chiết nóng thân, rễ Xáo tam phân với ethanol 96%, thu cao, hòa trong ethanol 25%, lắc phân bố lỏng - lỏng, lần lượt thu các cao phân đoạn n-hexan, cloroform, ethyl acetat, nước. Các cao được khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro bằng phương pháp DPPH và định lượng MDA; hoạt tính gây độc tế bào ung thư gan người HepG2 bằng test MTT sau 72 giờ xử lý tế bào. Kết quả: Các cao thể hiện hoạt tính oxy hóa in vitro giảm dần theo thứ tự: cao cloroform, cao ethyl acetat > cao n-hexan > cao nước với phương pháp DPPH và thứ tự: cao n-hexan > cao cloroform > cao ethyl acetat > cao nước với phương pháp định lượng MDA. Chỉ có các cao phân đoạn n-hexan, cloroform từ rễ Xáo tam phân thể hiện hoạt tính độc tế bào HepG2 sau 72 giờ xử lý tế bào với IC50 lần lượt là 36,76 µg/ml và 40,73 µg/ml; các cao phân đoạn từ thân và cao phân đoạn phân cực từ rễ không thể hiện hoặc thể hiện hoạt tính độc tế bào HepG2 yếu ở các nồng độ khảo sát. Kết luận: Các phân đoạn kém phân cực của rễ, thân Xáo tam phân thể hiện hoạt tính chống oxy và độc tế bào HepG2 in vitro mạnh hơn các phân đoạn phân cực
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xáo tam phân, hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính độc tế bào, tế bào HepG2
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Mạnh Cường, Trần Thu Hường, Phạm Ngọc Khanh, Vũ Thị Hà, Nguyễn Thị Cúc, Đỗ Thị Thảo (2016), "Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của rễ cây Xáo tam phân (Paramygnia trimera) trên chuột gây tổn thương gan bằng paracetamol”, Tạp chí Khoa học Và Công nghệ, 54(1): tr. 37-45.
3. Trịnh Hoàng Dương, Trần Thu Phương, Hà Diệu Ly, Nguyễn Thụy Vy, Đặng Văn Sơn, Nguyễn Diệu Liên Hoa (2016). Coumarin và acridon alkaloid từ rễ cây Xáo tam phân Paramignya trimera”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và công nghệ, 32(4): tr. 115-123.
4. Nguyễn Minh Khởi, Phạm Thị Nguyệt Hằng, Đỗ Thị Phương (2013). Nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng bảo vệ gan và tác dụng gây độc tế bào ung thư của Xáo tam phân, Tạp chí Dược liệu, 18(1): tr. 14-20.
5. Viện Dược liệu (2012). Công văn số 539/VDL-QLKHĐT của Viện Dược liệu, Bộ Y tế gửi Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa.
6. Bondet V, Brand-Williams W, Berset C (1997). Kinetics and mechanisms of antioxidant activity using the DPPH free radical method, Food Science and Technology, 30(6): pp. 609-615.
7. Denizot F, Lang R (1986). Rapid colorimetric assay for cell growth and survival. Modifications to this tetrazolium dye procedure giving improved sensitivity and reliability, J Immunol Methods, 89(2): 271-277.
8. Inter-organization programme for the sound management of chemicals (2010). Guidance document on using cytotoxicity test to estimate starting doses for acute oral systemic toxicity tests, OECD Environment, Health and Safety Publications, 129: pp. 20-21.
9. Ohkawa H, Ohishi N, Yagi K (1979). Assay for lipid peroxides in animal tissues by thiobarbituric acid reaction, Anal Biochem, 95(2): pp. 351-358.