KHẢO SÁT QUY TRÌNH VÀ ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ CÁC HỢP CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ LÁ MÓNG (LAWSONIA INERMIS L.)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lá móng (Lawsonia inermis L.) được sử dụng để nhuộm tóc, móng tay, da và len từ hàng ngàn năm nay. Lá móng còn được dùng chữa tổn thương, chảy máu, ứ máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, Lá móng còn dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở và sâu bọ độc cắn.
Với nhiều công dụng từ dược liệu trên nên việc chiết xuất cao đặc từ dược liệu là điều cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát quy trình chiết xuất và định tính sơ bộ nhóm hợp chất từ Lá móng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát ảnh hưởng dung môi chiết (nước, cồn 20%, cồn 40%), tỷ lệ dược liệu/dung môi (1:12; 1:14: 1:16), thời gian chiết (30 phút, 45 phút, 60 phút), số lần chiết (1 lần, 2 lần, 3 lần) và nhiệt độ chiết (60oC, 70oC, 80oC) đến hiệu suất cao đặc tạo thành và định tính sơ bộ bằng các phản ứng hoá học của dịch chiết Lá móng. Kết quả: Đã xác định được dung môi chiết xuất là nước, tỷ lệ dược liệu/dung môi là 1:12, thời gian chiết xuất là 45 phút, số lần chiết là 2 lần và nhiệt độ chiết xuất là 60oC. Dịch chiết Lá móng có chứa các nhóm hợp chất như anthraquinon, triterpenoid thuỷ phân, polyphenol, flavonoid. Kết luận: Đã xác định quy trình chiết xuất Lá móng và xác định các nhóm hợp chất trong Lá móng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lá móng, chiết xuất, cao đặc
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Xuân Cường và cộng sự. Hai hợp chất lignan glycosid phân lập từ lá cây Lá móng (Lawsonia inermis). Tạp chí khoa học, 2009, 9, 96-101.
3. Bộ Y tế. Dược Điển Việt Nam V tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2018.
4. Phạm Thanh Kỳ. Dược liệu I, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2018.
5. Gagandeep Chaudhary, Sandeep Goyal, Priyanka Poonia. Lawsonia inermis Linnaeus: A Phytopharmacological Review. International Journal of Pharmaceutical Sciences and Drug Research. 2010. 2(2), 91-98.
6. Ghodekar Anuradha, Jarande Kajal, Satav Pallavi, Patil Neha and Waghmode Meghmala. In Vitro Activities of Lawsonia inermis L. (Henna) Leaves Extract. International Journal of Pharmacy and Biological Sciences. 2019. 9(3), 256-266. DOI: 10.21276/ijpbs.2019.9.3.37.
7. Abdulganiyu Umar. Effect of Selected Mordants on Fastness Properties of Cotton Fabric Dyed with Henna Leaves Extract. ChemSearch Journal. 2020. 11(1), 126-131.
8. Lizbeth Raju, Shwetha Nambiar, Dominic Augustine, Sowmya S. V., Vanishri C. Haragannavar, Ashok Babu and Roopa S. Rao. Lawsonia inermis (Henna) extract: A possible natural substitute to eosin stain. Journal of interdisciplinary histopathology, 2018, 6(2), 54–60. Doi: 10.5455/jihp.20180726085949.
9. Amin Pasandi Pour, Hassan Farahbakhsh. Lawsonia inermis L. leaves aqueous extract as a natural antioxidant and antibacterial product, Natural Product Research, 2020, 34(23), 33993403. DOI: 10.1080/14786419.2019.1569006.