KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY LƯỠI MÈO TAI CHUỘT PYRROSIA LANCEOLATA (L.) FARW.

Lý Tú Loan1, Đào Thị Thanh Thuyền2, Nguyễn Bùi Thanh Linh2, Mã Chí Thành2,
1 Trường Đại học Tôn Đức Thắng
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong giới thực vật, Dương xỉ (Polypodiophyta) là một ngành lớn, rất đa dạng và phong phú. Một số loài Dương xỉ có các tác dụng đáng chú ý như: chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm,…. Các loài thuộc chi Pyrrosia họ Ráng thường được sử dụng trong y học cổ truyền điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Trong chi này ở Việt Nam có loài Pyrrosia lanceolata hiện chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát về hành thái thực vật, đặc điểm vi học của loài Lưỡi mèo tai chuột P. lanceolata nhằm cung cấp thêm các kiến thức trong việc định danh, phân biệt với các loài thuộc chi Pyrrosia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Lưỡi mèo tai chuột (P. lanceolata (L.) Farw.) tươi được thu hái tại công viên Tao Đàn (thành phố Hồ Chí Minh), được phân tích, mô tả các đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học bằng phương pháp Ciuley cải tiến. Kết quả: Cây Lưỡi mèo tai chuột được định danh dựa trên hình thái xác định tên khoa học là P. lanceolata (L.) Farw., kèm dữ liệu giải phẫu, vi học, bột dược liệu và thành phần hóa học (bao gồm: tinh dầu, flavonoid, proanthocyanidin, tannin, acid hữu cơ và hợp chất khử, triterpenoid). Kết luận: Những đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu hỗ trợ cho việc định danh và kiểm nghiệm dược liệu. Kết quả từ nghiên cứu sơ bộ thành phần hoá thực vật giúp cho việc định hướng nghiên cứu chuyên sâu về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý sau này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn. Thực vật học. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2007. 207-212.
2. Hennipman E., Veldhoen P., Kramer K. Polypodiaceae. Pteridophytes and Gymnosperms. Springer. 1990. 203-230.
3. Zhou X.M., Zhang L., Chen C.W., Li C.X., Huang Y.M. et al. A plastid phylogeny and character evolution of the old world fern genus Pyrrosia (Polypodiaceae) with the description of a new genus: Hovenkampia (Polypodiaceae). Molecular Phylogenetics and Evolution. 2017. 114, 271-294, https://doi.org/10.1016/j.ympev.2017.06.020.
4. Hovenkamp P.H. Polypodiaceae. Flora Malesiane. 1998. 3(11). 1-234.
5. Stuart T. Pyrrosia, Bulletin of The American Fern Society. 2008. 35(2-3). 9-13.
6. Shing K.H. A reclassification of the fern genus Pyrrosia. American Fern Journal. 1983. 73(3), 73-78, https://doi.org/10.2307/1546853.
7. Markham K.R., Andersen Ø.M. Kaempferol 3-O-sophoroside-7-O-α-L-arabinofuranoside, neohesperidosides and other flavonoids from the fern Pyrrosia serpens. Phytochemistry. 1990. 29(12), 3919-3920, https://doi.org/10.1016/0031-9422(90)85359-N.
8. Yang C., Shi J.G., Mo S.Y., Yang Y.C. Chemical constituents of Pyrrosia petiolosa. Journal of Asian Natural Products Research. 2003. 5(2), 143-150. https://doi.org/10.1080/1028602031000066843.
9. Wang N., Wang J.H., Li X., Ling J.H, Li N. Flavonoids from Pyrrosia petiolosa (Christ) Ching. Journal of Asian Natural Products Research. 2006. 8(8), 753-756. https://doi.org/10.1080/1028602031000066843.
10. Yamashita H., Masuda K., Kobayashi T., Ageta H., Shiojima K. Dammarane triterpenoids from rhizomes of Pyrrosia lingua. Phytochemistry. 1998. 49(8), 2461-2466. https://doi.org/10.1016/S0031-9422(98)00303-3.
11. He K., Fan L.L., Wu T.T., Du J. A new xanthone glycoside from Pyrrosia sheareri. Natural Product Research. 2019. 33(20), 1-6. https://doi.org/10.1080/14786419.2018.1514398,
12. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2004. 249-250.