ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 – 2023

Trịnh Quốc Thịnh1, Nguyễn Phục Hưng1,, Hà Thoại Lâm1, Huỳnh Minh Khôi1, Lê Diệu Pháp1, Phùng Phi Yến1, Võ Thị Mỹ Hương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng chủ yếu là qua mách bảo của người quen, người bán hàng mà chưa có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thái độ, hành vi và các yếu tố liên quan của người tiêu dùng đối với thực phẩm chức năng tại thành phố Cần Thơ năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 415 người dân mua thuốc từ đủ 18 tuổi trở lên tại các nhà thuốc thuộc 9 quận/huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ tháng 05/2022 đến tháng 05/2023 theo phương pháp mô tả cắt ngang và chọn mẫu phân tầng. Khảo sát thông qua phiếu khảo sát đưa tận tay người tiêu dùng. Phân tích số liệu trên phần mềm Microsoft Excel 2016, SPSS 20 và đánh giá độ tin cậy của thang đo sử dụng chỉ số Cronbach’s Alpha. Kết quả: Trong 415 người tiêu dùng có 54% là nữ chiếm cao nhất, độ tuổi từ 18 – 35 tuổi chiếm 66,3%, học sinh – sinh viên chiếm 37,1% và hơn 50% người tiêu dùng có địa chỉ là thành thị và có gia đình. Người tiêu dùng phân vân mua, sử dụng thực phẩm chức năng và đã có ý định sử dụng thực phẩm chức năng trong tương lai; người tiêu dùng cho rằng việc sử dụng thực phẩm chức năng là để hỗ trợ và nâng cao cuộc sống hiện tại (trung bình từ 3,41 tới 4,2 và các thành phần còn lại trong khoảng 2,61 tới 3,40). Kết luận: Thực phẩm chức năng hiện nay đã được người dân tiếp cận gần như là toàn diện. Thái độ, nhận thức hành vi, ảnh hưởng xã hội ảnh hướng đến ý định mua và sử dụng thực phẩm chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng, Thông tư số 08/TT-BYT ngày 23 tháng 8 năm 2004. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-082004-TT-BYT-huong-dan-quan-ly-san-pham-thuc-pham-chuc-nang-52383.aspx Truy cập 23/06/2023. 2004.
2. Trần Đáng. Số liệu thị trường TPCN 2000 – 2013, Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng. 2014. Doi:
https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.591.
3. Nguyễn Thị Thu Sương, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Thoại Khanh, Trương Văn Đạt, Đặng Thị Kiều Nga, và Nguyễn Thị Hải Yến. Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 502(1), 196-202. Doi:
https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.591.
4. Nguyễn Nhật Hùng. Các yếu tố tác động đến ý định mua thực phẩm chức năng của khách hàng:
nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 2013.
5. Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết kế và thực hiện, NXB Lao động xã hội. 2011.
6. Azzurra Annunziata, Riccardo Vecchio. Factors Affecting Italian Consumer Attitudes Toward Functional Foods, AgBioForum. 2011. 14(1), 20-32. Doi: https://doi.org/10.1111/ijcs.12202
7. Markovina, J., Cacic, J., Kljusuric, J.G. & Kovacic, D. Young consumers perception of functional foods in Croatia, British food journal. 2011. 113(1), 7-16. Doi: 10.1108/00070701111097303.