KHẢ NĂNG HỢP LỰC CỦA CAO PHÂN ĐOẠN TRÂM TRÒN, XĂNG MÃ CÒ KE TRÊN HOẠT TÍNH KHÁNG MRSA ATCC33591

Mai Thị Ngọc Lan Thanh1,, Trương Vũ Thanh2, Hoàng Anh Hoàng2
1 Trường Đại học Thủ Dầu Một
2 Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Ở Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. MRSA chiếm 82,1 % trong tổng số các chủng S. aureus phân lập là nguyên nhân gây tử vong liên quan viêm phổi bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định công thức hợp lực của các cao phân đoạn Trâm Tròn, Xăng Mã, Cò Ke trên hoạt tính kháng MRSA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa, phương pháp vi pha loãng để xác định hoạt tính kháng MRSA của cao ethanol toàn phần Trâm Tròn, Xăng Mã, Cò Ke và các cao phân đoạn, thử nghiệm SRB chứng minh tính an toàn của cao ethanol toàn phần thực vật trên hai dòng tế bào nguyên bào sợi và tế bào ung thư gan. Chỉ số FIC được tính toán dựa vào phương pháp bàn cờ, xác định khả năng hợp lực của các cao phân đoạn ethyl acetate với nhau trên hoạt tính kháng MRSA. Kết quả: Công thức hợp lực giữa cao phân đoạn ethylacetate Trâm Tròn với Xăng Mã được xác định ở nồng độ lần lượt bằng 0,008mg/mL và 0,625 mg/mL; công thức hợp lực giữa cao phân đoạn ethylacetate Trâm Tròn và Cò Ke được xác định ở nồng độ lần lượt bằng 0,063 mg/mL và 0,126 mg/mL. Kết luận: Đề tài xác định hoạt tính kháng MRSA của cao phân đoạn Trâm Tròn, Xăng Mã, Cò Ke, và các công thức hợp lực giưa các cao phân đoạn Trâm Tròn với Xăng Mã, Trâm Tròn với Cò Ke trên hoạt tính kháng MRSA lần đầu được báo cáo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chan, B.C.-L., et al. (2011), Chinese medicinal herbs against antibiotic-resistant bacterial pathogens. Science Against Microbial Pathogens: Communicating Current Research and Technological Advances, 2, pp.773-781.
2. Chung DR, Song JH, Kim SH, Thamlikitkul V, Huang SG, et al.(2011), High prevalence of multidrug-resistant nonfermenters in hospital-acquired pneumonia in Asia. American journal of respiratory and critical care medicine, 184(12), pp.1409-1417.
3. Hemaiswarya, S., A.K. Kruthiventi, and M. Doble (2008), Synergism between natural products and antibiotics against infectious diseases. Phytomedicine, 15(8), pp. 639-652.
4. Ingle, K.P., et al. (2017), Phytochemicals: Extraction methods, identification and detection of bioactive compounds from plant extracts. Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry. 6(1), pp.32-36.
5. Issam, A.-A., et al. (2015), Pharmacological synergism of bee venom and melittin with antibiotics and plant secondary metabolites against multi-drug resistant microbial pathogens. Phytomedicine, 22(2), pp.245-255.
6. Kuok, C.-F., et al. (2017), Synergistic antibacterial effects of herbal extracts and antibiotics on methicillin-resistant Staphylococcus aureus: A computational and experimental study. Experimental Biology and Medicine, 242(7), pp.731-743.
7. Nguyen Thi My Nuong and Ho Huynh Thuy Duong (2016), Selective cytotoxicity of a Vietnamese traditional formula, Nam Dia long, against MCF-7 cells by synergistic effects. BMC complementary and alternative medicine, 16(1), pp.1-10.
8. White, R.L., et al. (1996), Comparison of three different in vitro methods of detecting synergy: time- kill, checkerboard, and E test. Antimicrobial agents and chemotherapy, 40(8), pp.1914 1918.
9. Wright, G.D. and A.D. Sutherland (2007), New strategies for combating multidrug-resistant bacteria. Trends in molecular medicine, 13(6), pp.260-267.