TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CỦA HỌC SINH LỚP 3, TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ KHÁNH, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Văn Kha1,, Phạm Hồ Đăng Khoa1, Nguyễn Thị Hồng Nhân1, Đặng Văn Tùng1, Trương Hồng Loan1, Dương Thảo Trang1, Nguyễn Thị Hải Yến1, Đặng Thị Mai Linh1, Trương Lê Thu Nhạn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc tìm hiểu thực trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị của trẻ em là cơ sở xây dựng các chương trình can thiệp và tư vấn kịp thời các giải pháp dự phòng bệnh răng miệng cho trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh lớp 3, trường Tiểu học Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2021; 2) Xác định nhu cầu điều trị vấn đề răng miệng của trẻ tại địa bàn nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, với 134 học sinh khối lớp 3 đang học tại trường Tiểu học Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm học 2021-2022. Thông tin thu thập bao gồm giới tính, tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng chung là 76,9%, nam cao hơn nữ. Tỷ lệ chỉ sâu răng sữa 52,24%, chỉ sâu răng vĩnh viễn 3,73%, sâu cả răng sữa và răng vĩnh viễn 20,9%. Chỉ số vệ sinh răng miệng OHI-S = 1,11 ± 0,5. Chỉ số viêm nướu GI = 0,38 ± 0,36. Nhu cầu trám răng cao nhất 76,87%. Nhu cầu vệ sinh răng miệng 67,16%. Kết luận: Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Mỹ Khánh có tình trạng sức khỏe răng miệng đáng lo ngại và nhu cầu điều trị cao cần được quan tâm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Oral Health. Global Oral Health Data Bank. 2017. https://www.who.int/.
2. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải. Tình trạng sâu răng sữa ở Trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 502(1), 34-38, https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.549.
3. Nguyễn Thị Hồng Diễm. Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp. Đại học Y Hà Nội. 2016. 129.
4. Hà Văn Chiến. Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018. Đại học Thăng Long. 2018. 29.
5. Nguyễn Hồng Chuyên, Lê Thị Thanh Hoa. Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh của hai trường tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2021. 504(1), 279 – 283, https://doi.org/10.51298/vmj.v504i1.886.
6. Phạm Việt Hưng. Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc năm 2021. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2021. 507(2), 182 – 185, https://doi.org/10.51298/vmj.v507i2.1433.
7. Al Ayyan W., Al Halabi M., Hussein I., Khamis A.H., Kowash M. A systematic review and meta-analysis of primary teeth caries studies in Gulf Cooperation Council States. The Saudi dental journal. 2018.30(3), 175 – 182, https://doi.org/10.1016/j.sdentj.2018.05.002.
8. Nomura Y., Otsuka R., Wint W.Y., Okada A., Hasegawa R. et al. Tooth-Level Analysis of Dental Caries in Primary Dentition. Int J Environ Res Public Health, 2020.17(20), 7613, https://doi.org/10.3390/ijerph17207613.
9. Kazeminia M., Abdi A., Shohaimi S., Jalali R., Vaisi-Raygani A. et al. Dental caries in primary and permanent teeth in children’s worldwide, 1995 to 2019: a systematic review and meta-analysis. Head Face Med, 2020.16(1), 22, https://doi.org/10.1186/s13005-020-00237-z.
10. Bùi Quang Tuấn. Thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh 4 trường THCS tại tỉnh Ninh Thuận năm 2012. Đại học Y Hà Nội. 2014. 81.