TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023

Nguyễn Quốc Phục1, Nguyễn Trương Duy Tùng1, Nguyễn Tấn Đạt2,
1 Sở Y tế Vĩnh Long
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của trẻ và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Tại tỉnh Vĩnh Long, mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn tồn tại như một thách thức lớn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và các thể suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 1.524 trẻ em dưới 5 tuổi tại 30 xã, phường thuộc 8 huyện của tỉnh Vĩnh Long trong năm 2023. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tổng tỷ lệ suy dinh dưỡng chung là 24,2%, tăng theo tuổi và tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi. Trong đó, suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất (12,9%), tiếp theo là thể nhẹ cân (6,8%), và thể gầy còm chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,5%). Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Vĩnh Long vẫn là một vấn đề đáng lo ngại, đòi hỏi sự can thiệp khẩn cấp. Cần triển khai các chương trình dinh dưỡng chuyên sâu, ưu tiên nhóm trẻ trên 24 tháng tuổi, đồng thời đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng cho gia đình và hỗ trợ cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương để giảm thiểu tình trạng này.

Chi tiết bài viết

Author Biographies

BS. CK2 Nguyễn Quốc Phục, Sở Y tế Vĩnh Long

Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Vĩnh Long

ThS. BS. Nguyễn Trương Duy Tùng, Sở Y tế Vĩnh Long

Chuyên viên phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Vĩnh Long, Vĩnh Long

Tài liệu tham khảo

1. UNICEF and WHO. Levels and trends in child malnutrition: UNICEF/WHO/The World Bank Group joint child malnutrition estimates: key findings of the 2020 edition. 2020.
2. Vietnam Ministry of Health. National Nutrition Strategy for the 2021-2030 period with a vision to 2045. 2021.
3. Trương Thị Thùy Dương. Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2023. 19(4+5), 22-29, doi:10.56283/1859-0381/537.
4. Nguyen, M. P., & Nguyen, C. M. Dominant factors affecting regional inequality of infant mortality in Vietnam: a structural equation modelling analysis. International Journal of Health Policy and Management. 2020. 10(8), 475. 10.34172/ijhpm.2020.59.
5. Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Song Tú, và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng trẻ 24-59 tháng tuổi tại 10 trường mầm non, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 561 (1). https://doi.org/10.51298/vmj.v516i1.3006.
6. Trương Hồng Sơn, Lưu Liên Hương và cộng sự. Thực trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, kiến thức thực hành của bà mẹ và hoạt động can thiệp dinh dưỡng tại một số xã khó khăn khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 539 (1B). https://doi.org/10.51298/vmj.v539i1B.9902.
7. Worl Health Organization. Malnutrition. 2024. https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/malnutrition.
8. Pham Hoang Thai, Ninh Thi Nhung, Phan Huong Duong. The situation of malnutrition among ethnnic minority children aged 25 to 60 months intwo upland communes of Bao Yen district, Lao Cai province in 2019.Vietnam Journal of Nutrition and Food. 2022. 16(3+4):158-166.
9. World Health Organization, United Nations Children's Fund (UNICEF)&World Bank. Levels and trends in child malnutrition: UNICEF / WHO / The World Bank Group joint child malnutrition estimates: key findings of the 2021 edition. World Health Organization. 2021. https://iris.who.int/handle/10665/341135.