ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG NẸP KHÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sự phát triển của công nghệ đã cung cấp nhiều phương pháp kết hợp xương cho điều trị gãy kín thân xương cánh tay, như nẹp vít và đóng đinh nội tủy. Mặc dù đóng đinh nội tủy ít xâm lấn, tỷ lệ không lành xương vẫn cao, khiến nẹp vít trở thành tiêu chuẩn vàng. Nẹp khóa, cho phép sử dụng vít thông thường và vít khóa, giúp ổn định và hạn chế biến chứng, đồng thời cho phép bệnh nhân vận động sớm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm chung và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng ở 31 bệnh nhân được chẩn đoán gãy kín thân xương cánh tay 1 hoặc 2 bên và có chỉ định phẫu thuật kết hợp xương nẹp bằng khóa. Kết quả: Trong 31 bệnh nhân được nghiên cứu, độ tuổi thường gặp nhất là 16-40 tuổi, với nghề nghiệp chủ yếu là nông dân chiếm 29%. Bệnh nhân gãy loại A tại 1/3 giữa theo phân độ AO chiếm tỷ lệ cao nhất 48,4%. Về kết quả nắn chỉnh ổ gãy, kết quả liền xương rất tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 96,8%; không có bệnh nhân nào cho kết quả liền xương trung bình và kém. Về kết quả phục hồi chức năng khớp vai và khớp khuỷu, phục hồi chức năng rất tốt chiếm tỷ lệ 96,8%; không có kết quả trung bình và kém. 6 tháng sau mổ bệnh nhân vận động khớp vai và khớp khuỷu bình thường. Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương nẹp bằng khóa điều trị gãy kín thân xương cánh tay an toàn và kết quả tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy kín thân xương cánh tay, nẹp khoá, bệnh nhân
Tài liệu tham khảo


2. Beverly, M. and D.W. Murray. Walking on water: subchondral vascular physiology explains how joints work and why they become osteoarthritic. EFORT Open Rev. 2023. 8(6), 436-442.

3. Kim, J.W., et al., A Prospective Randomized Study of Operative Treatment for Noncomminuted Humeral Shaft Fractures: Conventional Open Plating Versus Minimal Invasive Plate Osteosynthesis. Journal of Orthopaedic Trauma. 2015. 29(4), 189-194.

4. Phan Quang Trí. Phác đồ điều trị gãy thân xương cánh tay. Phác đồ điều trị của Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Phần Một, Giáo Dục Việt Nam, Hồ Chí Minh, 207-210.

5. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quang Long. Sử dụng nẹp tổ hợp các-bon (C3) điều trị gãy thân xương cánh tay. Y Học thành phố Hồ Chí Minh. 2003. 7 (1), 6-9.

6. Angela Christine Chang, et al. The modified anterolateral approoach. Journal of Orthopeadic Surgery. 2019. 27 (3), 1-5, doi: 10.1177/2309499019865954.


7. Sebastian Lotzien, et al. Open reduction and internal fixation of humeral midshaft fracture:

anterior versus posterior plate fixation. BMC Musculoskeletal Disorders. 2019. 20 (1), doi: 10.1186/s12891-019-2807-3.


8. Rebekah Belayneh, et al. Final outcomes of radial nerve palsy assiociated wit humeral shaft fracture and nonunion. J Orthop Traumatol. 20 (1), 18. doi: 10.1186/s10195-019-0526-2.


9. Seyed Mahdi, et al. Humeral shaft fracture: a randomized controlled trial of nonoperative versus operative management (plate fixation). Orthopedic Research and Reviews. 2019. 11, 141-147. doi: 10.2147/ORR.S212998.


10. Đỗ Đức Bình. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Quân Y 103. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa Học Thường Niên Hội Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam lần thứ XVII. 2018. 90, doi: 10.51298/vmj.v529i1B.6413.


11. Jae-Jung Jeong, et al. Narrow locking compression plate vs long philos plate for minimally invasive plate osteosynthesis of spiral humerus shaft fracture. BMC Musculoskeletal Disorders. 2019. 20, doi: 10.1186/s12891-019-2697-8.


