ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM TỪ ACTISÔ BẰNG THỬ NGHIỆM DPPH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Actisô (Cynara scolymus L.) là một trong các dược liệu được ưu tiên đầu tư phát triển ở Việt Nam. Thành phần hóa học của Actisô chủ yếu là các polyphenol đã được chứng minh có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Trên thị trường trong và ngoài nước có rất nhiều chế phẩm có chứa cao chiết từ lá Actisô với nhiều dạng bào chế khác nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng polyphenol giữa các chế phẩm này nên có thể ảnh hưởng đến tác dụng của chúng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các chế phẩm từ Actisô trên mô hình in vitro bằng thử nghiệm DPPH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19 chế phẩm Actisô được thu thập trên thị trường trong và ngoài nước. Hoạt tính chống oxy hoá được đánh giá bằng phương pháp khử gốc tự do DPPH. Kết quả: Có sự tương quan giữa nồng độ và hoạt tính chống oxy hóa của các mẫu thử nghiệm với hệ số tương quan R2 từ 0,984 đến 0,998. Các chế phẩm nước ngoài N.CP (1-8) có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn các chế phẩm trong nước V.CP (8-16), ngoại trừ chế phẩm V.CP11, V.CP14-16. Kết luận: Đã khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và xác định IC50 (µg/mL) của 19 chế phẩm so với chứng dương là vitamin C và silymarin. Kết quả cho thấy phần lớn các chế phẩm nước ngoài có hoạt tính chống oxy hóa trung bình, trong khi các chế phẩm trong nước có hoạt tính rất khác biệt từ không có tác dụng đến có hoạt tính khá.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Actisô, chống oxy hóa, Cynara scolymus, DPPH, polyphenol
Tài liệu tham khảo


10.1016/j.jff.2009.01.002.

2. FAOSTAT. Artichoke. Accessed May 13, 2022. https://www.fao.org/faostat/en/.

3. Panahi Y., Kianpour P., Mohtashami R., Atkin S. L., Butler A. E., et al. Efficacy of artichoke leaf extract in non‐alcoholic fatty liver disease: A pilot double‐blind randomized controlled trial. Phytotherapy Research. 2018. 32(7), 1382-1387, doi: 10.1002/ptr.6073.


4. Rangboo V., Noroozi M., Zavoshy R., Rezadoost S. A. and Mohammadpoorasl A. The effect of artichoke leaf extract on alanine aminotransferase and aspartate aminotransferase in the patients with nonalcoholic steatohepatitis. International journal of hepatology. 2016. 2016, doi:


10.1155/2016/4030476.

5. Gatmiri S. M., Khadem E., Fakhrian T., Kamalinejad M., Hosseini H., et al. The effect of artichoke leaf extract supplementation on lipid profile of chronic kidney disease patients; a double-blind, randomized clinical trial. Journal of Renal Injury Prevention. 2019. 8(3), 225229, doi: 10.15171/jrip.2019.42.


6. Shahinfar H., Bazshahi E., Amini M. R., Payandeh N., Pourreza S., et al. Effects of artichoke leaf extract supplementation or artichoke juice consumption on lipid profile: A systematic review and dose–response meta‐analysis of randomized controlled trials. Phytotherapy Research. 2021. 35(12), 6607-6623, doi: 10.1002/ptr.7247.


7. Walker A. F., Middleton R. W., and Petrowicz O. Artichoke leaf extract reduces symptoms of irritable bowel syndrome in a post‐marketing surveillance study. Phytotherapy Research: An International Journal Devoted to Pharmacological and Toxicological Evaluation of Natural Product Derivatives. 2001. 15(1), 58-61, doi: 10.1002/1099-1573(200102)15:1%3C58::AIDPTR805%3E3.0.CO;2-R.


8. Bundy R., Walker A. F., Middleton R. W., Marakis G. and Booth J. C. Artichoke leaf extract reduces symptoms of irritable bowel syndrome and improves quality of life in otherwise healthy volunteers suffering from concomitant dyspepsia: a subset analysis. Journal of Alternative Complementary Medicine. 2004. 10(4), 667-669, doi: 10.1089/acm.2004.10.667.


9. Abu-Reidah I. M., Arráez-Román D., Segura-Carretero A., and Fernández-Gutiérrez A. Extensive characterisation of bioactive phenolic constituents from globe artichoke (Cynara scolymus L.) by HPLC–DAD-ESI-QTOF-MS. Food chemistry. 2013. 141(3), 2269-2277, doi: 10.1016/j.foodchem.2013.04.066.


10. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Minh Trung, Thi Đại Thạnh, Nguyễn Thiện Hải, Phạm Đông Phương. Định lượng polyphenol toàn phần trong các chế phẩm Actisô bằng phương pháp FolinCiocalteu. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2024. 1/2024.

11. Nguyen N. A., Le T. M., Nguyen H. T., Pham K. H., Truong H. P., et al. Method Development for Simultaneous Quantification of Polyphenol Compounds in Artichoke (Cynara scolymus L.) Leaf Dry Extract by UPLC-PDA. Tropical Journal of Natural Product Research. 2023. 7(10), doi: 10.26538/tjnpr/v7i9.22.


12. Kulisic T., Radonic A., Katalinic V., and Milos M. Use of different methods for testing antioxidative activity of oregano essential oil. Food chemistry. 2004. 85(4), 633-640, doi:


10.1016/j.foodchem.2003.07.024.

13. Marjoni M. and Zulfisa A. Antioxidant activity of methanol extract/fractions of senggani leaves (Melastoma candidum D. Don). Pharm Anal Acta. 2017. 8(8), 1-6, doi: 10.4172/2153-2435.1000557.


14. Yang M., Ma Y., Wang Z., Khan A., Zhou W., et al. Phenolic constituents, antioxidant and cytoprotective activities of crude extract and fractions from cultivated artichoke inflorescence. Ind Crops Prod. 2020. 143, 111433, doi: 10.1016/j.indcrop.2019.05.082.


