TẦN SUẤT NGƯNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ VÀ GIẢM OXY MÁU VỀ ĐÊM TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Nguyễn Thị Hồng Trân1, Võ Phạm Minh Thư1, Trát Quốc Trung1, Lê Thành Hiếu1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là tình trạng khá phổ biến, ước tính tỉ lệ mắc là 80,2% ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hội chứng chồng lấp có nguy cơ tử vong cao cũng như tăng nguy cơ mắc các đợt cấp nếu ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ không được điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỉ lệ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; 2. Xác định tỉ lệ giảm oxy máu về đêm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên 60 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Phòng khám hô hấp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 4/2023 đến tháng 8/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 73,8 ± 9,31, nam giới chiếm 98,3%, tỉ lệ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 53,3%, tỉ lệ giảm oxy máu về đêm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 43,3%. Nhóm bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giảm oxy máu về đêm có BMI trung bình 22,3 ± 3,71 Kg/m2, SpO2 ban ngày trung bình 91,77 ± 1,58%. Kết luận: Cần theo dõi phát hiện sớm tình trạng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và nồng độ oxy máu giảm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đồng thời, điều chỉnh giảm chỉ số khối cơ thể ở nhóm bệnh nhân này là điều cần thiết để cải thiện tình trạng trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global intiative for chronic obstructive lung disease. Global strategy for diagnosis, management, and prevention of COPD. MCR Vision Inc. 2023. 5.
2. Eckert D. J., Malhotra A. Pathophysiology of adult obstructive sleep apnea. Proc Am Thorac Soc. 2008. 5(2), 144-153, DOI:10.1513/pats.200707-114MG.
3. Flenley D. C. Sleep in chronic obstructive lung disease. Clin Chest Med. 1985. 6(4), 651-661, https://doi.org/10.1016/S0272-5231(21)00402-0.
4. Marin J. M., Soriano J. B., Carrizo S. J., et al. Outcomes in patients with chronic obstructive pulmonary disease and obstructive sleep apnea: the overlap syndrome. Am J Respir Crit Care Med. 2010. 182(3), 325-331, DOI: 10.1164/rccm.200912-1869OC.
5. Hoàng Minh, Lê Khắc Bảo. Tần suất ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2021. 25(2), 120-126.
6. Hoàng Minh. Tần suất ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2020.
7. Trần Minh Huy, Lê Khắc Bảo. Tần suất giảm oxy máu về đêm trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 520, 482-489.
8. Lim J. U., Lee J. H., Kim J. S., et al. Comparison of World Health Organization and Asia-Pacific body mass index classifications in COPD patients. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2017. 12, 2465-2475, DOI: 10.2147/COPD.S141295.
9. Lê Xuân Vựng, Ngô Quý Châu, Vũ Văn Giáp. Một số yếu tố nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhập viện tại trung tâm hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 519(2), 275-278,
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v519i2.3667.
10. Hoàng Minh, Lê Khắc Bảo. Tần suất giảm oxy máu về đêm trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 520, 165-170.
11. Scott A. S., Baltzman M. A., Chan R., et al. Oxygen desaturation during a 6 min walk test is a sign of nocturnal hypoxemia. Can Respir. 2011. 18(6), 333-337, DOI:10.1155/2011/242636.