NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA CAO CHUẨN HÓA CHỨA NHÓM PHENOLIC TỪ NẤM VÂN CHI ĐỎ (PYCNOPORUS SANGUINEUS) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nấm Vân Chi đỏ có tác dụng bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa. Tuy nhiên, cao chuẩn hóa các thành phần liên quan tác dụng bảo vệ gan trong dược liệu này chưa được nghiên cứu cũng như chưa có nghiên cứu đánh giá tác dụng dược lý của cao chuẩn hóa chứa nhóm phenolic có trong nấm Vân Chi đỏ liên quan tác dụng bảo vệ gan. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao chuẩn hóa chứa nhóm phenolic từ nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus) trên chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chuẩn hóa chứa nhóm phenolic từ nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus). Khảo sát tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan chuột bằng paracetamol. Kết quả: Cao chuẩn hóa chứa nhóm phenolic từ nấm Vân Chi đỏ ở liều uống 500 mg/Kg và 1000 mg/Kg thể hiện tác dụng làm giảm hoạt tính AST, ALT trong huyết tương chuột, làm giảm hàm lượng MDA, phục hồi hàm lượng GSH và cải thiện tình trạng tổn thương trên cả đại thể, vi thể gan chuột. Kết luận: Cao chuẩn hóa chứa nhóm phenolic từ nấm Vân Chi đỏ có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan cấp bằng paracetamol.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cao chuẩn hóa, Pycnoporus sanguineus, bảo vệ gan
Tài liệu tham khảo


2. Sumeet K.A, Harshad D, John E, Patrick S.K. Burden of liver diseases in the world. Journal of hepatology. 2019. 70(1), 151-171, doi: 10.1016/j.jhep.2018.09.014.


3. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2021. 222-223.

4. Võ Thị Minh Thư, Trần Đức Tường, Nguyễn Thị Ngọc Vân và Dương Xuân Chữ. Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của cao chiết nấm Vân chi đỏ (Pycnoporus sanguineus) bằng mô hình gây tổn thương gan in vivo. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 64, 91-97, doi:


10.58490/ctump.2023i64.1342.

5. Ohkawa H, Ohishi N, Yagi K. Assay for lipid peroxidation in animal tissues by thiobarbituric acid reaction. Anal Biochem. 1979. 95(2), 276-278, doi: 10.1016/0003-2697(79)90738-3.


6. Maria S.M, Joseph W.D, and Bengt M. Levels of glutathione, glutathione reductase and glutathione S-transferase activities in rat lung and liver. Biochimica et biophysica acta - general subjects. 1979. 582(1), 67-78, doi: 10.1016/0304-4165(79)90289-7.


7. Mitchell R.M, C.David W, Yuchao X, Anup R, and Hartmut J. Acetaminophen-induced liver injury in rats and mice: comparison of protein adducts, mitochondrial dysfunction, and oxidative stress in the mechanism of toxicity. Toxicology and Applied Pharmacology. 2012. 264(3), 387394, doi: 10.1016/j.taap.2012.08.015.


8. Zahid L, Orhan L, Almir F, Damir R, Jasmin A, et al. Serum malondialdehyde (MDA) level as a potential biomarker of cancer progression for patients with bladder cancer. Romanian Journal of Internal Medicine. 2020. 58(3), 146-152, doi: 10.2478/rjim-2020-0008.


9. Suruchi S, Maryam B.T, Sharada P.S, and D.Bhowmik. Plants used in hepatoprotective remedies in traditional Indian medicine. Indian Journal of Research in Pharmacy Biotechnology. 2013. 1(1), 58-63.

10. Anika T.B, Tairin I, Rezwana A, Jumara H, Hasan M.R, et al. Evaluation of total phenolic content, HPLC analysis, and antioxidant potential of three local varieties of mushroom: A comparative study. International Journal of Food Science. 2022. 2022(1), 1-11, doi:


10.1155/2022/3834936.

