TỶ LỆ DẬY THÌ SỚM VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA DẬY THÌ SỚM ĐẾN MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC HỌC VÀ TÂM SINH LÝ Ở SINH VIÊN NỮ NĂM THỨ NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG

Đặng Thị Yên1,, Nguyễn Thị Tuyền1, Đoàn Ngọc Tú1, Trần Văn Khiêm1
1 Trường Đại học Kỹ Thuật Y-Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dậy thì là một giai đoạn của cuộc đời chuyển từ thời kỳ trẻ em sang giai đoạn trưởng thành. Khi các dấu hiệu dậy thì đầu tiên xuất hiện trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai thì được gọi là dậy thì sớm. Dậy thì sớm không chỉ làm chiều cao chính thức giảm so với trẻ dậy thì bình thường mà còn có rối loạn tâm sinh lý, có những hành vi tình dục, giao tiếp xã hội không phù hợp ở tuổi nhỏ thậm chí có những hậu quả xấu như trẻ dậy thì sớm gia tăng nguy cơ ung thư vú ở tuổi trưởng thành. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ dậy thì sớm và tìm hiểu mối liên quan của dậy thì sớm đến một số chỉ số nhân trắc học và tâm sinh lý ở sinh viên nữ năm thứ nhất tại Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 385 sinh viên nữ năm thứ nhất, trường Đại Học Kỹ Thuật Y – Dược Đà Nẵng năm học 2022 – 2023. Thời gian từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023 tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Y – Dược Đà Nẵng. Kết quả: Tỷ lệ dậy thì sớm ở sinh viên nữ năm thứ nhất chiếm 1,8% trong số 385 sinh viên. Sinh viên nữ dậy thì sớm có chiều cao cuối trung bình (150,4 ± 4,3 cm) thấp hơn sinh viên nữ dậy thì bình thường (156,6 ± 5,3 cm) với p < 0,05. Có mối liên quan giữa dậy thì sớm và biểu hiện tâm sinh lý mặc cảm, tự ti xấu hổ khi tuyến vú phát triển với p < 0,05. Tỷ lệ sinh viên nữ dậy thì sớm có quan hệ tình dục là 28,6% cao hơn nhóm sinh viên nữ dậy thì bình thường có quan hệ tình dục là 5,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ dậy thì sớm ở sinh viên nữ năm thứ nhất tại Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng có mối liên quan đến các chỉ số sinh trắc học và yếu tố tâm sinh lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Robert M, Kliegman MD. Nelson textbook of pediatrics. Canada Elsevier. 2020. 2899.
2. Kim SH, Huh K, Won S, Lee KW, Park MJ. A Significant Increase in the Incidence of Central Precocious Puberty among Korean Girls from 2004 to 2010. PloS ONE. 2015. 10 (11), doi: 10.1371/journal.pone.014184.
3. Thông cáo báo chí Hội nghị công bố Kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng 2019-2020. Viện dinh dưỡng. 2021. Available from https://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc-su-kien-noi-bat/thong-caobao-chi-hoi-nghi-cong-bo-ket-qua-tong-dieu-tra-dinh-duong-2019-2020.html.
4. Đỗ Thị Hạnh Trang, Lê Thị Hương, Lê Thị Luyến, Phạm Đức Mạnh. Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Nội vụ năm 2015. Tạp chí Y tế công cộng. 2016. 40, 117–123.
5. Nguyễn Tiến Quyền, Hồ Thị Minh Lý. Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Tài Nguyên và môi trường năm 2019. Viện sức khỏe cộng đồng. 2020. 60, 137–142.
6. Aksglaede L, Sorensen K, Petersen JH, et al. Recent decline in ageat breast development: the Copenhagen Puberty Study. Pediatrics. 2009. 123 (5), 932-939, doi: 10.1542/peds.2008-2491.
7. Nguyễn Phú Đạt. Nghiên cứu về tuổi dậy thì của trẻ em và một số yếu tố ảnh hưởng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án. Hà Nội; 2003.
8. Phạm Thị Kim Thúy. Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh Trường Trung học Cơ sở Liên Việt Kon tum, tại Thành Phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, năm học 2019 – 2020. Luận văn. Quy Nhơn. 2020.
9. Carel JC, Léger J. Precocious puberty. The new England journal of medicine. 2008. 358 (22), 2366–2377, doi: 10.1056/NEJMcp0800459.
10. Mensah FK, Bayer JK, Psych M, et al. Early puberty and childhood social and behavioral adjustment. Journal of adolescent health. 2013. 53(1), 118-124, doi: 10.1016/j.jadohealth.2012.12.018.
11. Archana S. Kota; Sehar Ejaz. Precocious Puberty. StatPearls Publishing LLC. 2023.