TỶ SỐ BẠCH CẦU ĐA NHÂN TRUNG TÍNH TRÊN BẠCH CẦU LYMPHO Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Hoa1,, Lê Thị Hương Lan2, Nguyễn Thị Hồng Anh2, Trần Thu Uyên1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm mạn tính là yếu tố chủ yếu trong bệnh sinh xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích mối liên quan giữa tỷ số bạch cầu trung tính và lympho với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 156 bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ (LMCK) tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 58,4 (năm), thời gian LMCK trung bình 46,9 tháng. Tỷ số NLR ở nhóm bệnh nhân tăng nồng độ hsCRP (>3mg/L) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không tăng hsCRP (3mg/L) (4,590,78 so với 2,480,92). Có mối tương quan thuận, mức độ yếu, có ý nghĩa giữa NLR với tuổi (r=0,24), nồng độ ure huyết tương (r=0,23) cũng như một số chỉ số của viêm như số lượng bạch cầu (r=0,38). Có mối tương quan thuận, mức độ khá chặt, có ý nghĩa giữa NLR với nồng độ hsCRP huyết tương (r=0,63). Diện tích dưới đường cong ROC; điểm cắt; độ nhạy; độ đặc hiệu của NLR trong dự báo viêm mạn tính tương ứng là 0,9682; 3,84; 98,73%; 94,81%. Kết luận: Tỷ số NLR có tương quan thuận, có ý nghĩa với nồng độ hsCRP huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn LMCK và có thể dự báo tình trạng viêm mạn tính ở bệnh nhân LMCK. Tỷ số NLR có khả năng dự báo tình trạng viêm mạn tính ở điểm cắt 3,84, diện tích dưới đường cong ROC là 0,9682, có độ nhạy độ đặc hiệu lần lượt là 98,73% và 94,81%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Depaynos, T., et al. Quality of Life among End Stage Renal Disease Patients on Hemodialysis and Peritoneal Dialysis in the National Kidney and Transplant Institute. International Journal of Nephrology and Kidney Failure. 2019. 5, DOI:10.16966/2380-5498.183.
2. Li P, Xia C, Liu P, Peng Z, et al. Neutrophil-to-lymphocyte ratio and platelet-to-lymphocyte ratio in evaluation of inflammation in non-dialysis patients with end-stage renal disease (ESRD). BMC Nephrology. 2020. 21 (511), https://doi.org/10.1186/s12882-020-02174-0.
3. Lee Tae Won, Wooram Bae, Jungyoon Choi, Eunjin Bae, Ha Nee Jangd, Se-Ho Chang and Dong Jun Park. The neutrophil-to-lymphocyte ratio may indicate when to start hemodialysis. RENAL FAILURE. 2022. 40 (1), 1402-1409, DOI: 10.1080/0886022X.2022.2110894.
4. Tạ Việt Hưng, Nguyễn Trung Kiên, Lê Việt Thắng. Đặc điểm chỉ số bạch cầu đoạn trung tính trên bạch cầu lympho và chỉ số tiểu cầu trên bạch cầu lympho máu ngoại vi ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính, Tạp chí Y học Việt Nam. 2022 tập 520 (11). 561-565.
5. Ghorbani M, Kia M, et al. The association between platelet to lymphocyte ratio and neutrophil to lymphocyte ratio with inflammatory factors in hemodialysis patients. J Renal Inj Prev. 2022. E28846, DOI: 10.34172/jrip.2022.28846.
6. Olores, L.A., Darunday, G., Polito, E. and Maguad, R. Association between NeutrophilLymphocyte Ratio (NLR) and Clinical Outcomes among Filipino Patients with End-Stage Renal Disease (ESRD) Secondary to Diabetic Nephropathy on Maintenance Hemodialysis. Open Access Library Journal. 2023. 10, 1-10, DOI: 10.4236/oalib.1110465.
7. Tonyali, S., Ceylan, C., Yahsi, S., & Karakan, M. S. Does neutrophil to lymphocyte ratio demonstrate deterioration in renal function? Renal Failure. 2018. 40(1), 209–212, DOI:10.1080/0886022x.2018.1455590.