XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VI RÚT GÂY BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở TRẺ EM DƯỚI 15 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM TỪ THÁNG 3/2018 ĐẾN THÁNG 7/2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm đường hô hấp cấp tính là bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt là trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số tác nhân vi rút gây viêm đường hô hấp và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhi dưới 15 tuổi giám sát Hội chứng cúm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Đã xét nghiệm 35(+)/127 mẫu, trong đó: vi rút cúm A/H1pdm 1(+)/35 mẫu (2,86%), vi rút cúm B: 5(+)/35 mẫu (14,28%), vi rút RSV, HMPV và RV: 2(+)/35 mẫu (5,71%), vi rút PIV-2: 6(+)/35 mẫu (17,14%), vi rút ADV: 13(+)/35 mẫu (37,14%). Chưa phát hiện thấy vi rút cúm A/H3 và vi rút PIV-3 trong các mẫu xét nghiệm. Các mẫu dương tính chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum, ADV vẫn là vi rút chiếm ưu thế với 8(+)/26 mẫu dương tính. Tỷ lệ mẫu dương tính tập trung nhiều ở trẻ em còn nhỏ chưa đi học với 27(+)/84 mẫu, chiếm tỷ lệ 32,14%. Kết luận: Tỷ lệ dương tính chung với các vi rút đường hô hấp là 27,55%, vi rút cúm chiếm 4,72% với cúm B và A/H1pdm09, các vi rút hô hấp không phải cúm là 22,83%, các vi rút phát hiện là RSV, HMPV, PIV-1, PIV-2, ADV và RV.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh đường hô hấp, vi rút cúm, Adenovi rút, thành phố Kon Tum
Tài liệu tham khảo
2. Cục Y tế Dự phòng, Hội thảo chia sẻ kết quả giám sát và nghiên cứu cúm tại Việt Nam, 2006-
2015, Nha Trang, tháng 11 năm 2015.
3. Cục Y tế dự phòng, Tài liệu hướng dẫn giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng, Hà Nội, 2015.
4. Phan Công Hùng, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thanh Long, Đoàn Ngọc Minh Quân và cộng sự, Đặc điểm dịch tễ học hội chứng cúm qua hệ thống giám sát trọng điểm tại bệnh viện nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2012, Tạp chí Y học Dự phòng. 2013. Tập XXIIII, số 10 (146), 219 – 225.
5. Trịnh Hoàng Long, Nguyễn Bảo Triệu, Huỳnh Kim Mai, Đoàn Thị Thanh Thủy, Hoàng Thị Ngọc Anh và cộng sự, Đánh giá sự lưu hành của một số vi rút gây viêm đường hô hấp cấp tính ở Khánh Hòa năm 2016, Tạp chí Y học Dự phòng. 2017. Tập 27, số 8, 506 – 513.
6. Hoàng Vũ Mai Phương, Lê Thị Thanh, Nguyễn Vũ Sơn, Ứng Thị Hồng Trang, Vương Đức Cường và cộng sự, Một số căn nguyên vi rút hô hấp gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng ở bệnh nhi dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2016, Tạp chí Y học Dự phòng. 2017. Tập 27, số 8, 255 – 260.
7. Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Hai, Xác định tỷ lệ nhiễm các vi rút đương hô hấp ở bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tính nặng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2017, Tập san Y học Dự phòng Tây Nguyên. 2017.số 2, 18 - 22.
8. Nguyễn Biên Thùy, Nguyễn Thị Thu Yến, Lê Thị Quỳnh Mai, Trần Như Dương, Nguyễn Phương Thanh và cộng sự, Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng do cúm tại Việt Nam 2011 – 2015, Tạp chí Y học Dự phòng. 2015. số 8 (168), 54 - 61.
9. Trần Thanh Tú, Nguyễn Thị Thanh Phúc, Một số đặc điểm dịch tễ học viêm đường hô hấp dưới cấp tinhsdo vi rút ở trẻ em 2 tháng đến 2 tuổi khám tại bệnh viện Nhi Trung Ương, Tạp chí Y học Dự phòng. 2014. số 4 (153), 28 – 32.
10. Magdalena Kendall Scott, Christina Chommanard, Xiaoyan Lu, Dianna Appelgate, LaDonna
Grenz et all, Human Adenovirus Associated with Severe Respiratory Infection Oregon, USA, 2013-2014, Emerging Infection Diseases. June 2016. Vol.22, No.6, 1044-1051, http://doi:
10.3201/eid2206.151898.